Trang web realclearsports.com vừa đưa ra bản danh sách… 10 địa điểm chơi thể thao trái khoáy nhất, đó có thể là một địa điểm ban đầu được xây dựng với một mục đích không liên quan gì đến thể thao, cũng có thể là một địa điểm thể thao vốn được xây dựng để phục vụ cho môn này, nhưng cuối cùng lại phục vụ cho môn khác, hoặc đó cũng có thể là một địa điểm thể thao đã được cải biến lại, nên rất lạ lùng và kỳ quặc.
1- Bãi đáp trực thăng Khách sạn Burj Al Arab
Trong những ngày này, chuyện bang Michigan (Mỹ) bỏ ra 250 triệu USD để cải tạo sân Big House (SVĐ lớn thứ 3 thế giới) không chỉ nhằm phục vụ cho bóng bầu dục mà còn để tổ chức môn… khúc côn cầu trên băng - với mục đích phá kỷ lục khán giả đến xem một trận đấu khúc côn cầu ở Đức (và được báo giới dán nhãn là “Chiến tranh lạnh thứ 2”). Cả chuyện bóng bầu dục chơi trên sân bóng đá ở Mỹ (khiến cho những vạch xác định mét vẫn còn hiện diện đầy rẫy trên sân… bóng đá trong những trận đấu bóng đá), rồi chuyện các tuyển thủ bóng rổ nhà nghề Mỹ tranh tài trên… mặt sân cứng quần vợt đã là chuyện là mà có thật. |
Hồi tháng 2-2005, Roger Federer - khi vẫn còn ngự trị ở đỉnh cao thế giới (đang xếp hạng 1 ATP) đã trải qua một kinh nghiệm về… đỉnh cao thật sự: anh đã chơi một trận đấu giao hữu với huyền thoại quần vợt Mỹ Andre Agassi (lúc đó vẫn chưa giải nghệ, đang xếp hạng 10 ATP) trên bãi đáp trực thăng của Khách sạn Burj Al Arab (Dubai, UAE).
Khoảng cách từ bãi đáp trực thăng xuống đến tầng trệt của khách sạn là 321 mét, khách sạn lại nằm trên hòn đảo nhân tạo cao 280 mét so với mực nước biển. Thế là trận đấu giữa Federer và Agassi đã trở thành trận đấu cao nhất thế giới - 601 mét so với mực nước biển.
Sân đấu - bãi đáp khi đó đã được sơn màu xanh, nhìn từ xa tưởng như mặt cỏ Wimbledon, Federer và Agassi đã giao đấu trong hơn 1 giờ. Sau này, tuy không leo lên bãi đáp để chơi bóng, Federer vẫn xem khách sạn Burj Al Arab như là ngôi nhà thứ hai của mình.
2- SVĐ Spartan
Là một sân bóng bầu dục có sức chứa gần 80 ngàn người, SVĐ Spartan đã được sử dụng “sai mục đích” vào ngày 6-1-2001 cũng chỉ bởi tính… đồng bóng, thích nổi tiếng của người Mỹ. Với tham vọng muốn tổ chức một trận khúc côn cầu trên băng có số lượng khán giả tham gia lớn nhất từ trước cho đến nay, người ta đã cho lắp đặt một sân băng ngay phía trên sân cỏ.
Trận đấu giữa Michigan State và Michigan Stake, được báo giới miêu tả là “Chiến tranh lạnh thứ nhất”, kết thúc với tỷ số hòa 3-3, đã thu hút được 74.554 khán giả đến xem. Mãi đến tháng 7-2010, kỷ lục này mới bị phá khi có đến 77.803 khán giả đến xem trận khúc côn cầu trên băng giữa tuyển Đức và tuyển Mỹ ở Gelsenkirchen. Cay cú, người Mỹ sau đó đã tổ chức “Chiến tranh lạnh thứ hai” ở sân bóng bầu dục Big House thu hút sự tham gia của hơn 100 ngàn khán giả vào ngày 11-12. Nếu phía châu Âu hay phía Đức có ý định manh động, có lẽ đến cả những SVĐ nổi tiếng như Churchill Downs hay Indianapolis Motor Speedway cũng sẽ được… tổng động viên.
HOÀNG DƯƠNG