Những Đồng Tháp, Long An, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang… cũng từ đấy thay phiên nhau trồi sụt từ mặt trận V-League đến hạng Nhất.
Song hành với câu chuyện tiền nong, cuộc chiến xuống hạng luôn được giới chuyên môn gắn cho những ứng cử viên đến từ các đại diện của bóng đá miệt sông nước.
V-League 2017, Cần Thơ và Long An là 2 đại diện đến từ miền Tây và cũng là những CLB đang năm giữ 2 vị cuối bảng xếp hạng ở giai đoạn lượt đi và tính luôn hạng Nhất thì Đồng Tháp cũng “đội sổ”. Với thầy trò HLV Minh Phương phải trải qua chuỗi 10 trận chỉ giành được vỏn vẹn 1 điểm. Không những thế, sau sự cố sân Thống Nhất, chính là sự đánh dấu “mất phanh” của Long An và thậm chí sau vài trận thua, nhiều người cho rằng đang có “sóng ngầm” ở nội bộ đội của HLV Minh Phương vì không hài lòng với cách làm việc của vị “tướng trẻ”.
Trong khi đó, xuôi về xứ Tây Đô, đội bóng của thầy trò HLV Vũ Quang Bảo cũng không khá hơn khi chỉ xếp trên Long An 2 điểm. Hồi đầu mùa, Cần Thơ đã bắt đầu cảm nhận được sự khắc nghiệt của V-League sau 2 mùa lên chuyên, nhà tài trợ bắt đầu hạn chế rót tiền mua sắm trên thị trường chuyển nhượng ở mùa giải năm nay. Dù vậy, CLB vẫn có 50 tỷ để đảm bảo cho kế hoạch trụ hạng ở mùa giải năm nay.
Tuy nhiên, với bộ khung cầu thủ nội gần như được giữ nguyên từ mùa trước, vốn dĩ cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình khá. Ngoài ra, ngoại binh cũng chưa thật sự như ý muốn. Henry và Nsi theo BHL là không được đánh giá cao như các cựu binh, nhưng vì tình thế và điều kiện cho phép của CLB hồi đầu mùa nên 2 cầu thủ gốc Phi này được chọn và con số 7 bàn thắng sau giai đoạn lượt đi đã đánh giá được khả năng của bộ đôi tiền đạo ngoại này.
Câu chuyện của bóng đá miền Tây thiếu tiền, thiếu sự đầu tư dường như nói mãi ở các mùa bóng. Bởi, dù nơi đây từng được xem là những lò đào tạo cầu thủ bật nhất cả nước, có nhiều đóng góp cho ĐTQG và có truyền thống hào hùng với các lần lên ngôi vô địch như Đồng Tháp (1989 – 1996), Long An (2005 - 2006). Tuy nhiên, cơ chế làm bóng đá theo kiểu tận dụng ngân sách nhà nước trước đây, dần đã không còn phù hợp với thời của bóng đá kim tiền. Hay nói cách khác là có các ông “bầu” hậu thuẫn từ phía sau.
Và chính vì thiếu tiền, thiếu sự đầu tư. Cho nên, trong việc đào tạo lứa nhân tài kế thừa cũng đi xuống thì Đồng Tháp hay Long An cùng chung số phận như những con nước, lên rồi lại xuống. Đó là chưa kể, An Giang và Kiên Giang giải tán luôn cả đội bóng sau khi rớt hạng vì thiếu tiền hoạt động.
Bóng đá miền Tây xuống dốc vì không phải bóng đá nơi đây không phát triển, đào tạo trẻ của Long An và Đồng Tháp dù không mạnh như trước, nhưng các CLB này vẫn duy trì các tuyến trẻ và tham dự đều đặn các giải đấu dành cho lứa tuổi “U” hằng năm và thậm chí ở Cần Thơ, địa phương vốn dĩ không mạnh về thành tích ở các giải đấu trẻ cũng đã và đang xây dựng lớp kế thừa. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, xây dựng mô hình hoạt động bền vững cho CLB phải đồng hành với nhà tài trợ một cách bền vững.
Cần Thơ và Long An đang ráo riết tuyển quân nhằm bổ sung lực lượng giai đoạn 2, xem ra cuộc chiến ở mùa giải năm nay cũng như mọi năm của bóng đá miền Tây là tránh chiếc vé rớt hạng và hãy chờ xem những đội bóng khu vực miền Tây liệu có thoát khỏi “tử thần” ?
Song hành với câu chuyện tiền nong, cuộc chiến xuống hạng luôn được giới chuyên môn gắn cho những ứng cử viên đến từ các đại diện của bóng đá miệt sông nước.
V-League 2017, Cần Thơ và Long An là 2 đại diện đến từ miền Tây và cũng là những CLB đang năm giữ 2 vị cuối bảng xếp hạng ở giai đoạn lượt đi và tính luôn hạng Nhất thì Đồng Tháp cũng “đội sổ”. Với thầy trò HLV Minh Phương phải trải qua chuỗi 10 trận chỉ giành được vỏn vẹn 1 điểm. Không những thế, sau sự cố sân Thống Nhất, chính là sự đánh dấu “mất phanh” của Long An và thậm chí sau vài trận thua, nhiều người cho rằng đang có “sóng ngầm” ở nội bộ đội của HLV Minh Phương vì không hài lòng với cách làm việc của vị “tướng trẻ”.
Trong khi đó, xuôi về xứ Tây Đô, đội bóng của thầy trò HLV Vũ Quang Bảo cũng không khá hơn khi chỉ xếp trên Long An 2 điểm. Hồi đầu mùa, Cần Thơ đã bắt đầu cảm nhận được sự khắc nghiệt của V-League sau 2 mùa lên chuyên, nhà tài trợ bắt đầu hạn chế rót tiền mua sắm trên thị trường chuyển nhượng ở mùa giải năm nay. Dù vậy, CLB vẫn có 50 tỷ để đảm bảo cho kế hoạch trụ hạng ở mùa giải năm nay.
Tuy nhiên, với bộ khung cầu thủ nội gần như được giữ nguyên từ mùa trước, vốn dĩ cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình khá. Ngoài ra, ngoại binh cũng chưa thật sự như ý muốn. Henry và Nsi theo BHL là không được đánh giá cao như các cựu binh, nhưng vì tình thế và điều kiện cho phép của CLB hồi đầu mùa nên 2 cầu thủ gốc Phi này được chọn và con số 7 bàn thắng sau giai đoạn lượt đi đã đánh giá được khả năng của bộ đôi tiền đạo ngoại này.
Câu chuyện của bóng đá miền Tây thiếu tiền, thiếu sự đầu tư dường như nói mãi ở các mùa bóng. Bởi, dù nơi đây từng được xem là những lò đào tạo cầu thủ bật nhất cả nước, có nhiều đóng góp cho ĐTQG và có truyền thống hào hùng với các lần lên ngôi vô địch như Đồng Tháp (1989 – 1996), Long An (2005 - 2006). Tuy nhiên, cơ chế làm bóng đá theo kiểu tận dụng ngân sách nhà nước trước đây, dần đã không còn phù hợp với thời của bóng đá kim tiền. Hay nói cách khác là có các ông “bầu” hậu thuẫn từ phía sau.
Và chính vì thiếu tiền, thiếu sự đầu tư. Cho nên, trong việc đào tạo lứa nhân tài kế thừa cũng đi xuống thì Đồng Tháp hay Long An cùng chung số phận như những con nước, lên rồi lại xuống. Đó là chưa kể, An Giang và Kiên Giang giải tán luôn cả đội bóng sau khi rớt hạng vì thiếu tiền hoạt động.
Bóng đá miền Tây xuống dốc vì không phải bóng đá nơi đây không phát triển, đào tạo trẻ của Long An và Đồng Tháp dù không mạnh như trước, nhưng các CLB này vẫn duy trì các tuyến trẻ và tham dự đều đặn các giải đấu dành cho lứa tuổi “U” hằng năm và thậm chí ở Cần Thơ, địa phương vốn dĩ không mạnh về thành tích ở các giải đấu trẻ cũng đã và đang xây dựng lớp kế thừa. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, xây dựng mô hình hoạt động bền vững cho CLB phải đồng hành với nhà tài trợ một cách bền vững.
Cần Thơ và Long An đang ráo riết tuyển quân nhằm bổ sung lực lượng giai đoạn 2, xem ra cuộc chiến ở mùa giải năm nay cũng như mọi năm của bóng đá miền Tây là tránh chiếc vé rớt hạng và hãy chờ xem những đội bóng khu vực miền Tây liệu có thoát khỏi “tử thần” ?