Khi HLV Ange Postecoglou rời sân vào đường hầm sau một trận thua đáng thất vọng khác của Tottenham Hotspur , cả ông và người hâm mộ đều tỏ ra tức giận, nhưng cũng có một số tiếng nói trấn an. Đây chỉ là "mùa giải như thế", như một số người trong CLB vẫn khẳng định. Đây không phải là cách nói bóng gió. Đây là sự thật. Sự thiếu ổn định của Spurs đã lan rộng đến phần lớn Premier League, theo cách chưa từng thấy trước đây. Nói vui là đội nào cũng thất thường như Tottenham.
Khoảng cách giữa vị trí thứ ba và thứ 13 chỉ là bốn điểm. Giữa vị trí thứ ba và thứ 11, chỉ là ba điểm. Bảng xếp hạng chưa bao giờ san sát như vậy ở giai đoạn này, chiếm hơn một nửa bảng và gần một phần ba chặng đường của mùa giải.
Theo lịch sử, khoảng cách gần nhất mà chúng ta thấy với bảng xếp hạng này ở giai đoạn này là bốn điểm giữa Chelsea đứng thứ ba và Fulham đứng thứ 11 vào mùa 2002-03, và năm điểm giữa Spurs và Middlesbrough vào năm 2005-06. Từ vị trí thứ ba đến thứ 13, khoảng cách gần nhất là sáu điểm giữa Arsenal và Newcastle United vào năm 1998-99.
Thông thường, những khoảng cách này lớn hơn nhiều, với trung bình là 10 và 11 điểm trong thập kỷ qua. Ngay cả "mùa giải Leicester City" 2015-16 cũng chỉ có khoảng cách giữa các vị trí này lần lượt là sáu và chín điểm. Đây là sự thay đổi đáng chú ý của Premier League. Đó là lý do tại sao Manchester United, đang đứng ở vị trí thứ 13, có thể lạc quan sau khi bổ nhiệm Ruben Amorim. Đại loại là chưa có gì phải “xoắn”. Nếu ông ấy làm tốt, hai chiến thắng có thể bất ngờ đưa họ vào cuộc cạnh tranh cho các vị trí Champions League và thậm chí có thể hơn thế nữa.
Nhiều câu lạc bộ có thể cảm thấy tương tự, mặc dù cũng hơi bối rối về cách mọi thứ đang diễn ra. Bản thân Spurs đã thắng hai trong bốn trận gần nhất với chiến thắng thuyết phục 4-1 và họ vẫn ở vị trí thứ 11. Brentford dường như vừa hồi sinh. Aston Villa đang đứng thứ chín và có vẻ như sự khắc nghiệt của chiến dịch Champions League có thể đang ảnh hưởng đến họ… nhưng thực tế thì vẫn chỉ kém tốp 4 có 1 điểm mà thôi.
Nó giống như ít thứ chúng ta từng thấy trước đây, ít nhất là trong một thời gian. Phải quay trở lại đầu những năm 2000 hoặc thậm chí là những năm 1990 để có những ví dụ tương tự. Đó là thời kỳ mà khoảng cách tài chính không quá lớn và có sự cân bằng cạnh tranh hơn. Tiêu biểu như 79 điểm là đủ để giành chức vô địch vào năm 1999.
Đội | Trận | Ghi bàn | Bàn thua | Hiệu số | Điểm | |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Liverpool | 11 | 21 | 6 | 15 | 28 |
2 | Man City | 11 | 22 | 13 | 9 | 23 |
3 | Chelsea | 11 | 21 | 13 | 8 | 19 |
4 | Arsenal | 11 | 18 | 12 | 6 | 19 |
5 | Nottm Forest | 11 | 15 | 10 | 5 | 19 |
6 | Brighton | 11 | 19 | 15 | 4 | 19 |
7 | Fulham | 11 | 16 | 13 | 3 | 18 |
8 | Newcastle | 11 | 13 | 11 | 2 | 18 |
9 | Aston Villa | 11 | 17 | 17 | 0 | 18 |
10 | Spurs | 11 | 23 | 13 | 10 | 16 |
11 | Brentford | 11 | 22 | 22 | 0 | 16 |
12 | AFC Bournemouth | 11 | 15 | 15 | 0 | 15 |
13 | Man Utd | 11 | 12 | 12 | 0 | 15 |
14 | West Ham | 11 | 13 | 19 | -6 | 12 |
15 | Leicester | 11 | 14 | 21 | -7 | 10 |
16 | Everton | 11 | 10 | 17 | -7 | 10 |
17 | Ipswich | 11 | 12 | 22 | -10 | 8 |
18 | C Palace | 11 | 8 | 15 | -7 | 7 |
19 | Wolves | 11 | 16 | 27 | -11 | 6 |
20 | Southampton | 11 | 7 | 21 | -14 | 4 |
Sự xuất hiện của Roman Abramovich, tiền tư bản, đủ loại lợi ích khác đã biến đổi tất cả những điều đó, thúc đẩy sự căng thẳng về tài chính này trong giải đấu. Mối tương quan tỷ lệ thuận lên đến 90% của bảng xếp hạng với bảng lương, trở nên có ý nghĩa hơn nữa khi sự khác biệt trong các bảng lương đó lớn hơn. Đó là lý do tại sao bảng xếp hạng mùa này lại đáng chú ý đến vậy. Vì theo lý thuyết, nó không thể xảy ra ở giai đoạn này của lịch sử Premier League, và có thể là chỉ mang tính nhất thời.
Có hai lý do trực tiếp và liên quan đến điều này. Một là tác động của Quy tắc về Lợi nhuận và Bền vững, buộc các câu lạc bộ phải thỏa hiệp nhiều hơn. Bảng lương đã quá cao trong một thời gian dài đến nỗi không còn dư dả như trước. Kế đến, có thể là tác động của lịch thi đấu. Các cầu thủ đã kiệt sức. Không chỉ những chấn thương mà còn các vấn đề về tinh thần khiến các cầu thủ giỏi không thể chơi thứ bóng đá tốt nhất của họ. Vì thế, đội mạnh sẽ không còn mạnh hơn đội yếu quá nhiều như trước.
“Đó là cơn ác mộng trong tám tuần” HLV Arteta nói. “Lo lắng nối tiếp lo lắng, vấn đề nối tiếp vấn đề, không chỉ với những người không thể chơi, mà còn với những người vừa chơi vừa sợ mình không thể chơi”. Yếu tố tác động đến kết quả được coi là có ý nghĩa nhất hiện nay là ai có thể đưa ra một đội hình gần như đầy đủ. Đó là nơi Liverpool của Arne Slot đã chơi rất tuyệt.
Quay trở lại với bảng xếp hạng: trông có vẻ cạnh tranh hơn, theo cách mà Premier League rất cần. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn tích cực. Thứ nhất, có điều gì đó không ổn trong khi sự cân bằng đến từ việc một đội mạnh yếu đi chứ không phải là đội yếu mạnh lên.
Vấn đề thứ hai là lịch thi đấu có xu hướng phục vụ các CLB có chiều sâu đội hình. Bây giờ họ có vẻ sa sút nhưng càng đá thì chính các đội yếu sẽ sa sút mau hơn. Đó là cách bóng đá bắt đầu chứng kiến sự gia tăng chưa từng có của các cú ăn ba từ năm 2008, bởi vì các "siêu câu lạc bộ" đã phát triển đến quy mô tài chính mà họ có thể tích lũy tài năng.
Vì sự thật vẫn còn đó: Một trong những "Siêu câu lạc bộ" (Liverpool) đang ở vị trí đầu tiên với năm điểm cách biệt.