V.League 2016 “uốn” theo U.23

Công ty VPF vừa công bố kế hoạch thi đấu dự kiến của năm 2016, qua đó thay vì bắt đầu mùa bóng trong tháng 1 như thông lệ thì sẽ khai diễn sau Tết Nguyên Đán (từ 20-2-2016) do phải “nhường sân” cho đội U.23 dự VCK Asian Cup (từ 12 đến 30-1). Nếu tính từ đầu năm 2015, thì đây là lần thứ 3 các giải nội địa phải “lép vế” trước các đội tuyển U. Như vậy, từ khi kết thúc mùa giải 2015 (từ tháng 10) cho đến khi bắt đầu mùa bóng 2016, các CLB tại V-League sẽ phải tập luyện mà không thi đấu gần 5 tháng.

Công ty VPF vừa công bố kế hoạch thi đấu dự kiến của năm 2016, qua đó thay vì bắt đầu mùa bóng trong tháng 1 như thông lệ thì sẽ khai diễn sau Tết Nguyên Đán (từ 20-2-2016) do phải “nhường sân” cho đội U.23 dự VCK Asian Cup (từ 12 đến 30-1). Nếu tính từ đầu năm 2015, thì đây là lần thứ 3 các giải nội địa phải “lép vế” trước các đội tuyển U. Như vậy, từ khi kết thúc mùa giải 2015 (từ tháng 10) cho đến khi bắt đầu mùa bóng 2016, các CLB tại V-League sẽ phải tập luyện mà không thi đấu gần 5 tháng.

Ai cũng biết, dù không thi đấu thì các CLB cũng vẫn phải trả lương cho cầu thủ, vẫn phải đều đều tập luyện để giữ phong độ, dù thời gian thi đấu thực tế chỉ 4 tháng. Điều đáng nói, tất cả thời gian V-League phải nghỉ trên đều dành cho đội U.23, lứa tuổi vốn không được ưu tiên trong quy định của FIFA cũng như thông lệ quốc tế. Hơn nữa, hiện các CLB V-League chỉ sử dụng chưa đến 30% cầu thủ U.23 thi đấu, nên có thiếu một vài cầu thủ trẻ cũng chẳng ảnh hưởng lớn. Đó là chưa kể về yếu tố chuyên môn, do đã phải nghỉ để “nhường quân” cho các đội tuyển nên khi trở lại thi đấu, đa số các tuyển thủ vẫn phải ra sân phục vụ CLB chứ không được nghỉ ngơi, khiến khối lượng vận động của họ hơn gấp nhiều lần các cầu thủ khác.

Đành rằng chúng ta đang xây dựng lại bóng đá trẻ, cần ưu tiên cho các đội tuyển thi đấu quốc tế, nhưng xét trên tổng thể thì vẫn còn nhiều điều bất hợp lý, không phù hợp với sự phát triển của bóng đá chuyên nghiệp.

Đăng Linh

Tin cùng chuyên mục