Tù mù chuyển nhượng

Đội bóng Gia Định vừa từ hạng nhì thăng hạng nhất có “cáo buộc”, một cầu thủ của họ đã được HLV Vũ Tiến Thành của CLB Sài Gòn liên hệ mời về thi đấu nhưng quá trình này lại không thông báo với phía CLB Gia Định. Nói nôm na là “đi đêm chuyển nhượng”. Ông Vũ Tiến Thành dứt khoát phủ nhận, đại ý là tại sao một đội V-League như ông lại phải “đi đêm” với một cầu thủ khi đó còn đá ở hạng nhì. 

Đúng như ông Thành nói, như vậy là quá bất hợp lý. Nhưng tại sao có người vẫn tin vào chuyện “đi đêm” của ông Thành? Ấy là vì việc chuyển nhượng cầu thủ của Việt Nam quá nhiều góc khuất, rất ít sự minh bạch. Chỉ cần biết rằng, Việt Nam hiện nay dường như chỉ có duy nhất một nhà đại diện cầu thủ được FIFA công nhận và có đăng ký với LĐBĐ Việt Nam (VFF), mà ông này chủ yếu là thực hiện các hợp đồng với cầu thủ nước ngoài, thì hàng trăm cầu thủ Việt Nam lẽ dĩ nhiên sẽ làm việc trực tiếp với các CLB, giảm bớt phí trung gian. Việc tuân thủ quy chế chuyển nhượng chỉ còn hy vọng ở tư cách cá nhân, tập thể, chứ rất khó bảo đảm 100% minh bạch.

Đơn cử như những gì đã xảy ra với đội bóng Sài Gòn FC, nơi ông Vũ Tiến Thành vừa làm chủ tịch kiêm HLV. Chỉ trong vòng một tuần sau khi Sài Gòn FC đá trận cuối cùng V-League 2020, có đến 18 cầu thủ thanh lý hợp đồng hoặc từ chối gia hạn. Cái hay là ngay sau khi tuyên bố chia tay, có đến hơn phân nửa số cầu thủ đó tìm được CLB mới.

Hiểu một cách đơn giản, những cầu thủ kia đã làm việc với các đội bóng khác ngay trong thời điểm còn thi đấu. Họ có vi phạm quy chế chuyển nhượng, có “đi đêm” hay không thì chưa biết nhưng khả năng “xung đột lợi ích” là rất rõ ràng trong trường hợp chơi cho Sài Gòn FC khi đối đầu với đội bóng sắp khoác áo. Cụ thể như tiền đạo Geovano, vừa rời Sài Gòn FC đã ký ngay với Hà Nội FC. 15 ngày trước đó, Sài Gòn FC có trận “chung kết sớm” với Hà Nội FC và thua 2-4. Liệu trong số những cầu thủ vừa rời Sài Gòn FC có ai vì đã chọn bến đỗ mới của mình mà không thi đấu hết mình trong trận đấu đó không? 

Chuyển nhượng là hoạt động bình thường của bóng đá chuyên nghiệp, nhưng với bối cảnh tù mù, thiếu minh bạch của bóng đá Việt Nam, đôi khi nó là “vùng tối” để tiêu cực ẩn mình. Ví dụ như chuyện Than Quảng Ninh cho Hải Phòng mượn 3 trụ cột để trụ hạng, hoặc như 3 năm trước, Hà Nội FC “chi viện” chân sút số 1 của mình là Hoàng Vũ Samson cho Quảng Nam, hay trước đó nữa là Công Vinh “bẻ kèo” từ Hà Nội T&T sang HN ACB…

Về pháp lý thì không có gì, nhưng nó cho thấy dấu hiệu của việc “đi đêm” không tuân thủ quy trình của chuyển nhượng. Dần dần thành thói quen, rồi thành định kiến, khiến bóng đá Việt Nam luôn chịu sự ngờ vực của công chúng hoặc các vấn đề kiện tụng đối với ngoại binh.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

HLV Phan Thị Hà Thanh (ngoài cùng bên phải) đang là HLV phụ trách đội nữ TDDC quốc gia của thể thao Việt Nam. Ảnh: THANH PHAN

Thời để HLV trẻ xông pha

Sau thế hệ các HLV cựu trào thì bây giờ thể thao Việt Nam bắt đầu có lớp kế cận là những HLV trẻ tuổi đời nhưng không thiếu sự nhiệt huyết chuyên môn cũng như chịu khó trau dồi, tích lũy kinh nghiệm bước ra huấn luyện.

Bất ngờ phía sau bộ trang phục “biến mất” của Quần đảo Marshall: Khi bóng đá là vũ khí để chống …nước biển dâng

Bất ngờ phía sau bộ trang phục “biến mất” của Quần đảo Marshall: Khi bóng đá là vũ khí để chống …nước biển dâng

Quần đảo Marshall, một chuỗi đảo san hô biệt lập trải rộng trên 750.000 dặm vuông giữa Thái Bình Dương nhưng chỉ có khoảng 42.000 cư dân, có thể là biên giới cuối cùng của môn thể thao vua. Quốc gia này tự nhận là nước cuối cùng trên thế giới chưa có đội tuyển bóng đá, và cho đến nay, trên các hòn đảo này chưa từng diễn ra một trận đấu 11 người nào.  Lãnh thổ này đang cố gắng xây dựng đội tuyển bóng đá đầu tiên của mình giữa cuộc chiến sinh tồn trước mực nước biển dâng cao.

Tính chuyện đường dài

Tính chuyện đường dài

Trong chuyến du đấu quốc tế đầu năm 2025, đội tuyển bắn súng Việt Nam sớm tạo dựng thành tích tại giải Cúp châu Á (đang diễn ra tại Thái Lan) với 2 HCV, 2 HCB, 5 HCĐ, tính đến ngày 20-2.

Có Var vẫn cãi, vì sao?

Có Var vẫn cãi, vì sao?

Vòng 13 V-League 2024-2025 ghi nhận tình trạng cầu thủ, HLV phản ứng mạnh với trọng tài. Ở trận Đà Nẵng hòa Thể Công 1-1, HLV Lê Đức Tuấn nhận thẻ đỏ phút 80 sau khi chỉ vào mặt và áp sát trọng tài khi cho rằng trọng tài chính Nguyễn Viết Duẩn bỏ qua pha phạm lỗi của cầu thủ Thể Công

Động lực cho sự phát triển của bóng đá Việt

Động lực cho sự phát triển của bóng đá Việt

Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam được Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức hàng năm đã trở thành một biểu tượng vinh danh sự nỗ lực, cống hiến và tài năng của các cầu thủ trong sự nghiệp thể thao. Qua từng mùa giải, giải thưởng này không chỉ là dịp để tôn vinh những cá nhân xuất sắc, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp bóng đá Việt Nam ngày càng phát triển.

Giá trị của đào tạo bóng đá trẻ

Giá trị của đào tạo bóng đá trẻ

Thật khó để có một câu trả lời chính xác, nhưng có thể khởi đầu giấc mơ của cả sự nghiệp cầu thủ bằng cách chọn nơi học đá bóng.

Cách Messi đang thay đổi những quy tắc thường thấy tại MLS

Cách Messi đang thay đổi những quy tắc thường thấy tại MLS

Chỉ hai ngày trước khi Vancouver Whitecaps tiếp đón Inter Miami tại BC Place hồi mùa trước, đội bóng Canada đã đưa ra một thông báo chưa từng có tiền lệ, khiến người hâm mộ phẫn nộ, các tòa soạn báo phải hoạt động hết công suất và Inter Miami cũng rơi vào tình thế khó xử. "Dù chúng tôi chưa nhận được thông tin chính thức về việc Lionel Messi, Luis Suárez và Sergio Busquets có thi đấu vào cuối tuần này hay không, chúng tôi hiểu rằng họ sẽ không tham gia chuyến đi này".

Bóng đá đỉnh cao không thiếu những màn "troll" đáng quên

Bóng đá đỉnh cao không thiếu những màn "troll" đáng quên

Manchester City đã trải qua một đêm đầy xấu hổ vào thứ Ba, không chỉ vì họ bị đánh bại 3-2 trên sân nhà trước Real Madrid tại Champions League mà còn vì sự kiêu ngạo công khai của cổ động viên trước trận đấu. Đó là một trong những màn troll (chọc quê /đả kích) đáng quên

Những bước tiến đáng tự hào

Những bước tiến đáng tự hào

Bước sang tuổi 30 và là mùa giải thứ 29 được tổ chức, năm nay Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam (do Báo SGGP tổ chức) còn mang ý nghĩa đặc biệt hơn nữa khi trở thành một trong những sự kiện quan trọng hướng đến lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Báo SGGP ra số báo đầu tiên (ngày 5-5-1975 - 5-5-2025). Báo SGGP phát triển và lớn mạnh từng ngày cùng TPHCM, cùng đất nước, còn Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam chính là bạn đồng hành không thể tách rời của lịch sử bóng đá Việt Nam...

Mừng và tiếc cho bóng chuyền

Mừng và tiếc cho bóng chuyền

Trên tinh thần nâng cao tính cạnh tranh, từ mùa giải 2025, bóng chuyền Việt Nam chỉ còn 8 đội nam, 8 đội nữ ở hạng đấu cao nhất (ít hơn 1 so với trước). Tuy nhiên, thể thức thi đấu lại không có gì thay đổi khi vẫn chia thành 2 giai đoạn diễn ra ở 2 thời điểm khác nhau và tại một địa điểm tập trung. Nghĩa là dù đã cố gắng tinh gọn, nhưng cho đến thời điểm này bóng chuyền vẫn chưa thể thi đấu theo mô hình League (vòng tròn 2 lượt sân nhà và sân khách) giống như môn bóng đá.

TPHCM là điểm đến của các sự kiện thể thao đẳng cấp

TPHCM là điểm đến của các sự kiện thể thao đẳng cấp

Với việc tổ chức thành công giải Billiards World Cup trong 10 năm qua, TPHCM tiếp tục được Liên đoàn Billiards thế giới tin tưởng giao tổ chức sân chơi đẳng cấp thế giới này thêm 3 năm, từ năm 2025 đến 2027. Việc tiếp tục đăng cai World Cup Billiards Carom 3 băng không chỉ mang đến cơ hội tranh tài đỉnh cao cho các tay cơ Việt Nam mà còn góp phần “định vị” TPHCM như một nơi tổ chức các sự kiện lớn của thể thao thế giới, nhất là các môn nhà nghề và thường kén chọn người xem.

Thái Sơn Nam