‘Trận derby” có một không hai ở vòng loại World Cup

Hai đối thủ cùng chung “họ” là “quần đảo Virgin” gặp nhau khi thứ hạng FIFA của họ lần lượt là 207 và 208. Trận đấu của họ thuộc vòng sơ loại World Cup 2026 khu vực CONCACAF (Trung Mỹ và Caribe), và đó là cuộc đụng độ đầu tiên sau hơn một thập niên. Ở lượt đi diễn ra hôm 21-3, họ hòa nhau 1-1 trước khi tái đấu vào ngày 26-3 tới để tranh 1 trong 2 tấm vé vào vòng đấu loại chính thức.

‘Trận derby” có một không hai ở vòng loại World Cup

Cùng họ nhưng khác tên, cùng có lịch sử phức tạp và chỉ cách nhau 50 km trên vùng biển Caribe. Họ ngồi cạnh nhau trên bảng xếp hạng FIFA, đó là 2 đội bóng Quần đảo Virgin thuộc Anh (British Virgin Islands) và Quần đảo Virgin thuộc Hoa kỳ (U.S. Virgin Islands). Yohannes Worede, chủ tịch Liên đoàn bóng đá Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ nói: “Điều này nghe có vẻ ngô nghê, nhưng suy cho cùng thì tất cả chúng tôi đều là người dân Quần đảo Virgin. Nếu bảo đây là một cuộc cạnh tranh theo nghĩa derby trong bóng đá thật khó vì rất có thể một số cầu thủ của chúng tôi thậm chí còn có quan hệ họ hàng với Quần đảo Virgin thuộc Anh. Nhưng sao nhỉ, nếu phải tuyên bố điều gì, thì chúng tôi sẽ phải quyết tâm để chiến thắng cặp đấu này”.

Với thứ hạng FIFA lần lượt là 207 và 208, bộ đôi này chỉ xếp trên Anguilla (209) và San Marino (210) trong các quốc gia được xếp hạng. Trận đấu diễn ra hôm cuối tuần trước tại sân vận động bóng đá Bethlehem ở St Croix, một trong ba Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ, là trận đầu tiên hai đội bóng đối đầu nhau sau hơn một thập kỷ và chỉ là lần thứ 9 từ trước đến nay. Nhưng cho dù bạn đánh giá việc này như thế nào đi nữa, đó vẫn là cuộc đọ sức giữa nền bóng đá đang khao khát phát triển chỗ đứng của mình trên trường quốc tế.

“Tôi là người theo chủ nghĩa hiện thực” Worede nói. “Chúng tôi không có kỳ vọng rằng mình sẽ vô địch World Cup. Tất nhiên, chúng tôi có tham vọng lớn hơn là một ngày nào đó sẽ lọt vào World Cup. Nhưng liệu tôi có thấy điều đó trong tám năm tới không? Tôi không ngu ngốc đến thế đâu. Nhưng tôi có thể thấy chúng tôi đang trở thành một thế lực đáng nể trong khu vực của mình.”

Đội Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ (USVI) chủ yếu bao gồm các cầu thủ từ các đội nghiệp dư địa phương hoặc những người trong hệ thống trường học Hoa Kỳ. Ngoại lệ duy nhất là đội trưởng 35 tuổi JC Mack, người sinh ra ở bang Virginia (Mỹ) và từng thi đấu ở New Zealand. Anh là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất cho đội bóng quê hương với … 3 bàn thắng.

Quần đảo Virgin thuộc Anh (BVI) có dân số chỉ 31.000 người (so với hơn 100.000 người ở USVI) nhưng lại có số lượng cầu thủ đông hơn, bao gồm một số cầu thủ đến từ bóng đá Anh dù không chơi cho hệ thống của LĐBĐ Anh. Nổi bật trong nhóm này là Luka Chalwell, người chơi cho Eastleigh ở National League và ghi hai bàn giúp BVI đánh bại Quần đảo Turks và Caicos với tỷ số 3-1 ở CONCACAF Nations League mùa thu năm ngoái. Đó là chiến thắng đầu tiên của họ sau 11 năm và đã khiến HLV, cựu tiền đạo Ipswich và Arsenal là Chris Kiwomya nhận được lời cảm ơn cá nhân từ thủ tướng quốc gia này. Họ bước vào trận đấu derby Virgin với thành tích bất bại trong 3 trận đấu gần nhất.

Chris-Kiwomya.jpg

HLV Kiwomya nói: “Với tôi, đây là một trận derby ngay cả khi đó không phải là Tottenham vs Arsenal hay Anh vs Scotland. Đối với người dân địa phương, điều đó có ý nghĩa rất lớn và tôi nghĩ Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ đã thắng trong lần chạm trán gần nhất vào năm 2011, vì vậy chúng tôi muốn cố gắng và thi đấu tốt. Các cầu thủ đang mong chờ điều đó, và những người chiến thắng sẽ đi tiếp để đấu vòng loại bảng cùng Jamaica, Guatemala, Dominica và Cộng hòa Dominica. Tại sao không mơ mộng chứ”.

Là người có nhiều kinh nghiệm, Kiwomya gặp không ít thách thức khi huấn luyện ở một quốc gia có dân số ít, toàn đội đều phải làm việc toàn thời gian và mọi thiết bị đều phải được vận chuyển từ nước ngoài về. “Khi chúng tôi thi đấu với Dominica , có một cầu thủ quan trọng không thể ra sân vì anh ấy không thể nghỉ làm. Lúc tôi đến đây, mọi người chỉ chơi cho vui và bây giờ chúng tôi đang cố gắng cạnh tranh, chơi để giành chiến thắng.”

2048.jpg

Quần đảo Quần đảo Virgin được Christopher Columbus đặt tên sau khi ông vô tình đặt chân lên đảo St Croix trong chuyến khám phá năm 1492-96. Các hòn đảo trở thành vùng lãnh thổ bị tranh giành gay gắt bởi các cường quốc thực dân. Dưới thời Đan Mạch, Hà Lan và Anh, tập hợp khoảng 90 hòn đảo đã được đổi chủ nhiều lần do sự phát triển của ngành mía đường. Năm 1916, Đan Mạch quyền khai thác thuộc địa của mình trên Quần đảo Virgin cho Hoa Kỳ với giá 25 triệu USD bằng vàng. Năm 1967, sau gần ba thế kỷ dưới sự cai trị của Anh, các hòn đảo còn lại trở thành quyền tự trị về mặt chính trị, mặc dù chúng vẫn là lãnh thổ có chủ quyền của Anh.

Trong thế kỷ 21, Quần đảo Virgin thuộc Anh có lẽ được biết đến nhiều nhất như một thiên đường thuế. Còn Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ là một điểm đến cho khách du lịch, và cũng là nơi có một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới, cho đến khi chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa ba năm trước do lo ngại về môi trường. Cả hai quần đảo này vẫn là một trong những khu vực có nền kinh tế tốt nhất vùng Caribe. Chính sự năng động này đã khiến Worede của USVI tin rằng có cơ hội để bóng đá thành công hơn ở quần đảo này: “Trong lịch sử, với tư cách là lãnh thổ của Mỹ, bóng đá luôn bị xếp sau. Chúng tôi chưa bao giờ thực sự có một nền văn hóa thực sự của bóng đá cấp câu lạc bộ. Nhưng việc mở nhà máy lọc dầu vào năm 1967 đã dẫn đến việc di cư đến quần đảo và mang đến cho chúng ta một tầng lớp trung lưu hoàn toàn mới. Họ cũng am hiểu bóng đá, nhờ thế mà bây giờ chúng tôi có có một thế hệ sinh ra ở đây đã yêu thích bóng đá từ nhỏ”.

Còn đối với HLV Kiwomya, kinh nghiệm thi đấu trong các trận đấu quan trọng sẽ giúp phát triển bóng đá ở BVI. “Khoảng cách có thể lớn, nhưng chúng ta phải thu hẹp nó lại, phải không?. Ngay cả thành Rome cũng không được xây dựng trong một ngày”.

Tin cùng chuyên mục