Với Petra Kvitova, không có gì là không thể. Và điều đó cũng sẽ ứng nghiệm với bất kỳ một tay vợt nào, những người vẫn giữ lửa khát khao, quyết không đầu hàng nghịch cảnh, quyết không buông bỏ trước thách thức, quyết không lùi bước trước khó khăn. Chiến thắng của Petra ở đấu trường Aegon Classic lại Birmingham chính là bài học to lớn để cô gái tuyệt vời người CH Séc có thể truyền cảm hứng lại cho lớp trẻ về giá trị của sự kiên cường. “Không có gì là không thể”, nếu bạn quyết đấu tranh đến cùng…
Chỉ mới hơn 6 tháng trước, sự nghiệp của Petra còn nằm trong vòng vây hoài nghi của dư luận. Ca chấn thương bị dao đâm trúng bàn tay trái, khiến cả 5 ngón tay và 2 sợi gân đều bị tổn thương, được cho là “có thể không kịp lành lặn trước giai đoạn 6 tháng là ít nhất”. Nghĩa là, ở thời điểm chẩn đoán đầu tiên sau ca mổ thành công, Petra được dự báo… có khả năng không thể quay trở lại thi đấu, hoặc nếu có thể cầm vợt trở lại, cô cần nhiều hơn 6 tháng trời để có thể ra sân. Nhưng, dự báo chỉ là dự báo.
Petra đã đi ngược lại với chẩn đoán y khoa, khi đăng đàn tuyên bố cô đã lên kế hoạch tham gia French Open, trước “cột mốc chẩn đoán” đến… 3 ngày. Ở thời điểm Petra đưa ra tuyên bố của mình, khoảng nửa đầu tháng 5, bàn tay trái cô vẫn đang quấn băng trắng xóa. Đó là lý do, không ít người nghĩ cô “bị điên”, còn nhiều người khác cho rằng cô đang “lạc quan tếu”. Một người bình thường, với chấn thương như vậy trên bàn tay thuận của mình, có khi cần đến 1 năm hoặc hơn mới có thể sinh hoạt cuộc sống bình thường, như là cầm đũa, muỗng, nĩa để ăn cơm, cầm ly nước để uống. Trong khi đó, với Petra, đó là cầm vợt bước ra sân thi đấu, chịu lực phản chấn từ tay vợt sau khi phải đón đỡ các đường bóng của đối phương. Để rồi, từ chuyện “không thể”, Petra biến thành chuyện “có thể”, khi chơi được 2 trận ở đấu trường của Roland Garros – thắng Julia Boserup (Mỹ) ở vòng 1 và thua Bethanie Mattek-Sands (cũng của Mỹ) ở vòng 2. Còn giờ đây, câu chuyện “có thể” đó, đã trở thành một câu chuyện “Không thể tin nổi!” khi đăng quang ngoạn mục ở giải đấu tại Brimingham.
Đó là một cuộc phiêu lưu kỳ diệu và cả tuyệt vời. Cô thắng Tereza Smitkova (CH Séc) 6-2, 6-3 ở vòng 1; thắng Naomi Broady (Anh quốc) 6-2, 6-2 ở vòng 2; thắng tay vợt trẻ giàu tiềm năng người Pháp là Kristina Mladenovic 6-4, 7-6 (7-5) ở vòng tứ kết; thắng Lucie Safarova (CH Séc) 6-1, 1-0 (Safarova bỏ cuộc sau đó) ở bán kết; và cuối cùng là đánh bại Ashleigh Barty (Australia) một cách “oanh oanh liệt liệt” trong trận đấu chung kết với điểm số ngược dòng ấn tượng 4-6, 6-3 và 6-2. Chiến thắng này chính là danh hiệu đầu tiên của Petra kể từ ngôi vô địch WTA Elite Trophy (giải đấu tổng kết cuối mùa kiểu “hạng 2” của WTA, nếu so với giải “hạng 1” là WTA Championships, dành cho các tay vợt xếp từ hạng 9 đến hạng 19) ở Zhuhai – Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái. Nhưng nó đã là danh hiệu thứ 19 trong sự nghiệp đầy màu sắc của cô. Và với chiến thắng này, Petra đã nhanh chóng gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng, cô chính là một ứng viên nặng ký cho ngôi vô địch ở All England Club năm nay. Cô đã từng 2 lần đăng quang Wimbledon. Lần thứ 3 biết đâu là bây giờ?
Cả thế giới đều bất ngờ trước Petra, và chính cô cũng vậy: “Tôi vốn không mong chờ một chiến thắng giống như thế này ngay ở giải đấu thứ 2 kể từ khi tôi vừa quay trở lại. Vì thế, tôi nghĩ rằng, đây kiểu như là một câu chuyện thần tiên. Khi bước vào trận đấu này, tôi đã cảm thấy rất lo lắng. Đó không phải là sự lo lắng bình thường mà tôi từng có trước đây. Đó là vì, đây là trận chung kết đầu tiên của tôi sau một thời gian rất dài, vì thế, rất khó để thích nghi với nó. Tôi đã chơi chật vật rất nhiều trong trận đấu chung kết này. Nhưng cuối cùng thì, sẽ là rất tuyệt vời nếu bạn giành chiến thắng khi đã chơi tốt. Tuy vậy, cũng có khi, trong những ngày hay nhất của mình, bạn cũng giành chiến thắng khi chơi không tốt. Do vậy, tôi rất hạnh phúc khi giành được chiến thắng trong trận đấu quan trọng ngày hôm nay”.
Với Petra, điều quan trọng là vẫn gìn giữ được máu cạnh tranh trong người: “Một trong những điều đáng lạc quan mà tôi có được ở Paris khi thi đấu chống lại Bethanie là, tôi vẫn còn tinh thần tranh đấu. Tôi thật sự không lo lắng, tôi chỉ không biết mọi thứ sẽ là như thế nào. Vì thế, hôm nay, tôi biết cái tinh thần tranh đấu vẫn còn hiện diện ở trong người tôi. Tôi không lo lắng là liệu rồi nó có xuất hiện hay là không. Nhưng ở những điểm số quan trọng, nó đã xuất hiện. Tôi hạnh phúc khi vẫn có thể thể hiện nó, cảm nhận nó, và thật tuyệt vời khi lại được cảm nhận cái tinh thần tranh đấu này. Tôi luôn nói rằng, tôi ở đây không chỉ để chơi quần vợt. Tôi ở đây để thi đấu với phong độ tốt nhất và giành các danh hiệu, như những gì tôi đã làm trong ngày hôm nay. Vì thế, tôi phải nói rằng, tôi tự hào với bản thân mình”.
Chỉ mới hơn 6 tháng trước, sự nghiệp của Petra còn nằm trong vòng vây hoài nghi của dư luận. Ca chấn thương bị dao đâm trúng bàn tay trái, khiến cả 5 ngón tay và 2 sợi gân đều bị tổn thương, được cho là “có thể không kịp lành lặn trước giai đoạn 6 tháng là ít nhất”. Nghĩa là, ở thời điểm chẩn đoán đầu tiên sau ca mổ thành công, Petra được dự báo… có khả năng không thể quay trở lại thi đấu, hoặc nếu có thể cầm vợt trở lại, cô cần nhiều hơn 6 tháng trời để có thể ra sân. Nhưng, dự báo chỉ là dự báo.
Petra đã đi ngược lại với chẩn đoán y khoa, khi đăng đàn tuyên bố cô đã lên kế hoạch tham gia French Open, trước “cột mốc chẩn đoán” đến… 3 ngày. Ở thời điểm Petra đưa ra tuyên bố của mình, khoảng nửa đầu tháng 5, bàn tay trái cô vẫn đang quấn băng trắng xóa. Đó là lý do, không ít người nghĩ cô “bị điên”, còn nhiều người khác cho rằng cô đang “lạc quan tếu”. Một người bình thường, với chấn thương như vậy trên bàn tay thuận của mình, có khi cần đến 1 năm hoặc hơn mới có thể sinh hoạt cuộc sống bình thường, như là cầm đũa, muỗng, nĩa để ăn cơm, cầm ly nước để uống. Trong khi đó, với Petra, đó là cầm vợt bước ra sân thi đấu, chịu lực phản chấn từ tay vợt sau khi phải đón đỡ các đường bóng của đối phương. Để rồi, từ chuyện “không thể”, Petra biến thành chuyện “có thể”, khi chơi được 2 trận ở đấu trường của Roland Garros – thắng Julia Boserup (Mỹ) ở vòng 1 và thua Bethanie Mattek-Sands (cũng của Mỹ) ở vòng 2. Còn giờ đây, câu chuyện “có thể” đó, đã trở thành một câu chuyện “Không thể tin nổi!” khi đăng quang ngoạn mục ở giải đấu tại Brimingham.
Đó là một cuộc phiêu lưu kỳ diệu và cả tuyệt vời. Cô thắng Tereza Smitkova (CH Séc) 6-2, 6-3 ở vòng 1; thắng Naomi Broady (Anh quốc) 6-2, 6-2 ở vòng 2; thắng tay vợt trẻ giàu tiềm năng người Pháp là Kristina Mladenovic 6-4, 7-6 (7-5) ở vòng tứ kết; thắng Lucie Safarova (CH Séc) 6-1, 1-0 (Safarova bỏ cuộc sau đó) ở bán kết; và cuối cùng là đánh bại Ashleigh Barty (Australia) một cách “oanh oanh liệt liệt” trong trận đấu chung kết với điểm số ngược dòng ấn tượng 4-6, 6-3 và 6-2. Chiến thắng này chính là danh hiệu đầu tiên của Petra kể từ ngôi vô địch WTA Elite Trophy (giải đấu tổng kết cuối mùa kiểu “hạng 2” của WTA, nếu so với giải “hạng 1” là WTA Championships, dành cho các tay vợt xếp từ hạng 9 đến hạng 19) ở Zhuhai – Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái. Nhưng nó đã là danh hiệu thứ 19 trong sự nghiệp đầy màu sắc của cô. Và với chiến thắng này, Petra đã nhanh chóng gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng, cô chính là một ứng viên nặng ký cho ngôi vô địch ở All England Club năm nay. Cô đã từng 2 lần đăng quang Wimbledon. Lần thứ 3 biết đâu là bây giờ?
Cả thế giới đều bất ngờ trước Petra, và chính cô cũng vậy: “Tôi vốn không mong chờ một chiến thắng giống như thế này ngay ở giải đấu thứ 2 kể từ khi tôi vừa quay trở lại. Vì thế, tôi nghĩ rằng, đây kiểu như là một câu chuyện thần tiên. Khi bước vào trận đấu này, tôi đã cảm thấy rất lo lắng. Đó không phải là sự lo lắng bình thường mà tôi từng có trước đây. Đó là vì, đây là trận chung kết đầu tiên của tôi sau một thời gian rất dài, vì thế, rất khó để thích nghi với nó. Tôi đã chơi chật vật rất nhiều trong trận đấu chung kết này. Nhưng cuối cùng thì, sẽ là rất tuyệt vời nếu bạn giành chiến thắng khi đã chơi tốt. Tuy vậy, cũng có khi, trong những ngày hay nhất của mình, bạn cũng giành chiến thắng khi chơi không tốt. Do vậy, tôi rất hạnh phúc khi giành được chiến thắng trong trận đấu quan trọng ngày hôm nay”.
Với Petra, điều quan trọng là vẫn gìn giữ được máu cạnh tranh trong người: “Một trong những điều đáng lạc quan mà tôi có được ở Paris khi thi đấu chống lại Bethanie là, tôi vẫn còn tinh thần tranh đấu. Tôi thật sự không lo lắng, tôi chỉ không biết mọi thứ sẽ là như thế nào. Vì thế, hôm nay, tôi biết cái tinh thần tranh đấu vẫn còn hiện diện ở trong người tôi. Tôi không lo lắng là liệu rồi nó có xuất hiện hay là không. Nhưng ở những điểm số quan trọng, nó đã xuất hiện. Tôi hạnh phúc khi vẫn có thể thể hiện nó, cảm nhận nó, và thật tuyệt vời khi lại được cảm nhận cái tinh thần tranh đấu này. Tôi luôn nói rằng, tôi ở đây không chỉ để chơi quần vợt. Tôi ở đây để thi đấu với phong độ tốt nhất và giành các danh hiệu, như những gì tôi đã làm trong ngày hôm nay. Vì thế, tôi phải nói rằng, tôi tự hào với bản thân mình”.