Lắm thầy, ít thợ

Theo thống kê mới nhất, Việt Nam có hơn 400 trường đại học, cao đẳng khi mà dân số chỉ vào khoảng 90 triệu người. Đây là số lượng trường học thuộc loại “khủng” lúc trình độ phát triển kinh tế xã hội không cao, GDP đầu người, mức độ quốc tế hóa của hệ thống giáo dục đại học thấp… Cho nên, như vậy sẽ là quá nhiều hay nói cách khác chúng ta đang thừa thầy (yếu), thiếu thợ (giỏi).

Theo thống kê mới nhất, Việt Nam có hơn 400 trường đại học, cao đẳng khi mà dân số chỉ vào khoảng 90 triệu người. Đây là số lượng trường học thuộc loại “khủng” lúc trình độ phát triển kinh tế xã hội không cao, GDP đầu người, mức độ quốc tế hóa của hệ thống giáo dục đại học thấp… Cho nên, như vậy sẽ là quá nhiều hay nói cách khác chúng ta đang thừa thầy (yếu), thiếu thợ (giỏi).

Từ chuyện trên nhớ đến ngôi nhà VFF, từng sở hữu nhiều người có học hàm Phó giáo sư, học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ… Tuy vậy, ngược đời là tổ chức này vẫn không thể vực dậy nền bóng đá dẫu 6 nhiệm kỳ dài đăng đẳng đã trôi qua, vẫn chỉ giấc mơ con khu vực.

Chính điều đó khiến dư luận bức xúc, với cái cách người có bằng cấp kiếm chỗ tiến thân, còn người giỏi chuyên môn, giúp ích cho sự phát triển của bóng đá lại không được trân trọng, thậm chí còn bị trù dập.

Thực tế thì không chỉ lĩnh vực thể thao, ở những ngành khác nhiều quan chức cũng hơn thua nhau cái bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ mà ai cũng biết bằng cấp đó từ đâu ra, và chắc chắn nó không phải là sản phẩm của quá trình học hành nghiêm túc. Ngay tại tổ chức VFF cũng vậy. Đâu có thiếu gì người giỏi chuyên môn nhưng cay nghiệt là cái ghế đó cần Tiến sĩ này, chỗ ngồi nọ cần Thạc sĩ kia thì tất nhiên có năng lực cũng chịu, do phải dành cho dân bóng rổ, bóng bàn… đi điều hành bóng đá(!?).

VFF cũng cải tiến, lập ra ban bệ cho chiến dịch săn vàng tại SEA Games 27 nhưng kết quả lại làm người hâm mộ hụt hẫng… Ảnh: Dũng Phương

VFF cũng cải tiến, lập ra ban bệ cho chiến dịch săn vàng tại SEA Games 27 nhưng kết quả lại làm người hâm mộ hụt hẫng… Ảnh: Dũng Phương

Từ chuyện đó nhớ chuyên gia Lê Thế Thọ từng mắng thẳng trên mặt báo là hiện nay nhiều người có bằng cấp AFC nhưng thực chất là đi mua, đi chạy. Cũng vậy mà ông bức xúc: “Không ít kẻ giờ làm giảng viên AFC nhưng chuyên môn, đạo đức chẳng ra gì khi chỉ biết nhận tiền đút lót lấy đâu đào tạo ra những học trò có nhân cách”.

Lẽ đương nhiên, khi nền bóng đá quá nhiều người có bằng cấp này nọ thì đâu ai chịu xắn tay vào làm mà muốn chỉ tay năm ngón. Cũng vì chỉ tay năm ngón nên bóng đá không biết nghe theo ngón nào rồi ngày càng rệu rã nên mang tiếng lắm thầy thối ma.

Cũng lắm thầy thối ma khiến ai nấy buồn cười cho trước SEA Games 27, VFF lập ra cái gọi là Ban chỉ đạo với cả chục người nằm trong đó. Từ ông Chủ tịch đến các Phó Chủ tịch lẫn chủ tịch Hội đồng huấn luyện và nhiều vị chức sắc khác, thậm chí ông trợ lý Trưởng đoàn cũng có học vị tiến sĩ nốt.

Và chính vì đẻ ra ban đó nên chuyên môn của BHL đội bóng mới bị ảnh hưởng, còn cầu thủ mỏi mệt do nhìn đâu cũng thấy “quan”, thấy “tướng” nên chẳng còn tâm trí thi đấu  lẫn nghỉ ngơi. Cuối cùng, U23 VN thua thảm ở giải đó nhưng chẳng ai trong Ban chỉ đạo đứng ra nhận trách nhiệm do nó là trách nhiệm của tập thể.

Chuyện “thối ma” khiến dư luận lo lắng là còn hai ngày nữa diễn ra Đại hội nhiệm kỳ 7 nhưng nhìn vào phát hoảng với nhiều người có trình độ học vấn toàn thứ dữ. Sự thật thì trong quá khứ VFF từng có nhiều “ông cống”, “ông nghè”… nhưng bóng đá vẫn chẳng ra gì bởi nạn giành giật nhau trong đó.

Có sự thật là bộ máy VFF hai nhiệm kỳ gần nhất cứ ai được lòng sếp sẽ ngồi chỗ thơm và còn tiến thân nữa. Hy vọng là ở nhiệm kỳ này, ông chủ tịch cần trân trọng người có năng lực chứ không phải dòm cái bằng là “ông” gì để cho bóng đá Việt Nam được một lần hưởng lợi.

ĐỨC DŨNG

Tin cùng chuyên mục