Làm lại thôi!

Quá nhiều ngôn từ đầy cảm xúc để nói về nghi vấn trọng tài nhận hối lộ, nhất là khi cả trưởng và phó ban trọng tài của VFF đều bị đình chỉ công tác chờ xử lý. Khi chưa có kết luận từ cơ quan điều tra, người ta vẫn chưa biết rõ mức độ tiêu cực của vụ việc là như thế nào, những ai có liên quan, có một đường dây hối lộ trọng tài hay không. Nhưng với những gì được thông tin cho đến thời điểm này cũng đủ thấy cần phải “làm lại” vấn đề trọng tài.

Quá nhiều ngôn từ đầy cảm xúc để nói về nghi vấn trọng tài nhận hối lộ, nhất là khi cả trưởng và phó ban trọng tài của VFF đều bị đình chỉ công tác chờ xử lý. Khi chưa có kết luận từ cơ quan điều tra, người ta vẫn chưa biết rõ mức độ tiêu cực của vụ việc là như thế nào, những ai có liên quan, có một đường dây hối lộ trọng tài hay không. Nhưng với những gì được thông tin cho đến thời điểm này cũng đủ thấy cần phải “làm lại” vấn đề trọng tài.

Không có lửa thì sao có khói, không có người đưa tiền thì trọng tài lấy gì mà nhận. Tuy nhiên, khi vụ việc được công bố, đội bóng bị nghi đưa tiền trọng tài đã lên tiếng bác bỏ và cho biết mình trong sạch. Sẽ không khó để làm sáng tỏ việc này, bởi nếu trọng tài có nhận tiền thì đương nhiên biết là nhận của ai và quan trọng là nhận để làm gì với số tiền… trên mức tình cảm ấy. Theo thông tin nội bộ, có lẽ do “làm toán chia” không chính xác trong tổ trọng tài nên vụ việc mới lộ ra bên ngoài. Khi lộ ra rồi, hai ông trưởng và phó ban trọng tài cũng muốn “giải quyết nội bộ”, ở nhà đóng cửa dạy nhau nên càng khiến cho nghi án thêm phần kịch tính.

Các nền bóng đá trên thế giới luôn phải đối phó với những “con bạch tuộc” thao túng giải đấu, mua chuộc cầu thủ, trọng tài để phục vụ mục tiêu cá cược. Mặt khác, liên đoàn bóng đá các nước còn phải đối mặt với việc dàn xếp tỷ số, tranh suất thăng hạng hoặc thoát suất xuống hạng của các đội bóng. Bóng đá Việt Nam không ngoại lệ và trong giai đoạn khủng hoảng này, tiêu cực càng dễ phát sinh nếu liên đoàn không chủ động và mạnh tay xử lý ngay từ khi tiêu cực mới manh nha. Thật giả, trắng đen khó lường khi cũng chính người bị nghi ngờ đưa hối lộ trong vụ việc trên trước đó từng tuyên bố hết sức mạnh mẽ về mục tiêu bóng đá sạch của đội bóng.

Vấn đề giờ đây không còn dừng lại chỗ có hay không tiêu cực, mà là quan điểm xử lý như thế nào. Bóng đá Malaysia, Singapore… trước đây đều dính tiêu cực và liên đoàn bóng đá các nước này đã chấp nhận làm lại để trong sạch hóa nền bóng đá dù thời gian xóa đi làm lại ấy có thể kéo dài hàng chục năm. Ở Italia, Pháp, các đội bóng có liên quan đến dàn xếp tỷ số đều bị xử lý thật nặng, cầu thủ, trọng tài hay quan chức có dính líu đều bị cấm hành nghề vĩnh viễn. Ngược lại, bóng đá Việt Nam đã nhiều lần phát hiện tiêu cực nhưng cách xử lý lại theo hướng “nội bộ”, sợ “vỡ bình”. Chính điều này là môi trường quá tốt để tiêu cực có thể sống khỏe và sinh sôi nảy nở theo nhiều hướng khác nhau. Vì vậy, dù là đau nhưng đây là cơ hội để bóng đá Việt Nam có thể làm lại cho ngày mai “sạch sẽ” hơn.

PHƯƠNG NAM

Tin cùng chuyên mục