HLV đội tuyển quốc gia - Ngoại hay nội? Bài 1: Thành công từ những ông thầy ngoại

Quyết sách chọn HLV ngoại, mà cụ thể là HLV người Nhật Bản, nhanh chóng nhận được sự đồng tình của dư luận cũng như giới chuyên môn. Sẽ còn nhiều tranh luận về việc tại sao là Nhật Bản mà không phải quốc gia khác nhưng tựu trung, với hoàn cảnh của bóng đá Việt Nam hiện tại, HLV ngoại cho đội tuyển quốc gia là lựa chọn tối ưu nhất.

 

HLV đội tuyển quốc gia - Ngoại hay nội? Bài 1: Thành công từ những ông thầy ngoại ảnh 1 Với thành tích kém cỏi tại vòng loại Asian Cup 2015 của đội tuyển Việt Nam, việc HLV trưởng Hoàng Văn Phúc lần thứ hai xin từ chức là điều đã được dự báo từ trước. Bản thân tân Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng trong bài phát biểu tại Đại hội VFF khóa VII sáng 25-3 vừa qua tại Hà Nội đã khẳng định trong tháng 4 sẽ hoàn tất việc bổ nhiệm thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam, và nhiều khả năng đó sẽ là HLV người Nhật Bản. HLV đội tuyển quốc gia - Ngoại hay nội? Bài 1: Thành công từ những ông thầy ngoại ảnh 2

>> Sử dụng HLV ngoại - Nhìn từ các quốc gia châu Á

 

HLV ngoại = Thành tích?

Từ năm 1995 đến nay bóng đá Việt Nam đã có tổng cộng 7 HLV ngoại, bao gồm cả HLV Letard với thời gian 5 tháng ngắn ngủi cùng đội tuyển U.23 vào năm 2002. Công bằng mà nói, đó không phải là con số nhiều. Cùng thời gian đó, đội tuyển Anh có đến 11 nhà cầm quân, Italia và Brazil có 8 thuyền trưởng. 

Trên thực tế, không phải HLV ngoại nào cũng thành công khi dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, như trường hợp của nhà cầm quân người Brazil Dido trong giai đoạn 2001 hay như Edson Tavares các kỳ 1995, 2004 và mới nhất là F.Goetz năm 2011. Khi không có thành tích thì ngay lập tức, họ cũng bị sa thải, tức là không đủ thời gian để chứng minh năng lực của mình.

Những thống kê trên cho thấy việc chúng ta lo ngại khi lệ thuộc vào HLV ngoại là không có cơ sở. Trong quãng thời gian nói trên, những gì mà các HLV ngoại đem lại có thể nói là lớn hơn nhiều so với các thất bại.

4 năm làm việc của ông Calisto ở 2 thời kỳ 2002 và 2008-2010, Việt Nam có 1 chức vô địch AFF Cup, 1 HCB SEA Games, 1 HCĐ Tiger Cup. Còn 3 lần cầm quân của HLV Alfred Riedl trong thời gian tổng cộng 7 năm cũng đã giúp đội tuyển Việt Nam một lần á quân Đông Nam Á (1998), 3 HCB SEA Games và vào tứ kết Asian Cup 2007.

Các ông Weigang và Colin Murphy cũng đem lại thành tích tại đấu trường SEA Games trong khoảng thời gian mà bóng đá Việt Nam bắt đầu hội nhập và phát triển.

Calisto, HLV có danh hiệu cao nhất cùng đội tuyển quốc gia.

Calisto, HLV có danh hiệu cao nhất cùng đội tuyển quốc gia.

Không chỉ có thành tích

“Cầu thủ vàng” của bóng đá Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch VFF, chuyên gia Lê Thế Thọ đánh giá: “Nếu chỉ đánh giá HLV ngoại qua thành tích thì đó là sai lầm. Không phải tôi chê HLV nội nhưng hãy nhìn xem, các HLV của chúng ta đâu có đẳng cấp thế giới.

HLV nội có thể huấn luyện tốt nhưng để nâng tầm đội tuyển, không thể nào bằng HLV ngoại. Thế hệ của chúng tôi, nếu không có cơ hội cọ xát quốc tế, được huấn luyện tại châu Âu, thì cũng không thể phát triển tài năng. Đây là giới hạn lớn nhất của HLV nội”.

Không khó để thấy dưới tay HLV ngoại, cách chơi cũng như tinh thần thi đấu của các đội tuyển thay đổi mạnh mẽ. HLV ngoại đầu tiên, ông Edson Tavares, đã có phương pháp huấn luyện thể lực đặc biệt để lần đầu tiên, Việt Nam chơi bóng trọn 90 phút ở trình độ cao.

HLV Weigang đem đến bài học về cách chơi phòng thủ hiện đại. Ở các triều đại của Alfred Riedl, lối đá tấn công biên được khai sáng cho các CLB Việt Nam. Còn dưới thời HLV Calisto, những liệu pháp tinh thần cũng như cách chuẩn bị trận đấu được cho là nâng tầm đội tuyển lên một đẳng cấp mới. Những điều mới mẻ đó, chỉ có được do sử dụng HLV ngoại.

Một loạt danh thủ hiện đang thành công trong vai trò HLV như Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hồng Sơn, Hữu Thắng, Văn Sỹ… đều thừa nhận họ chịu ảnh hưởng lớn từ những ông thầy như Riedl, Calisto. Trong bối cảnh bóng đá Việt hầu như không có nhiều cơ hội giao lưu với bóng đá thế giới, chính “chất xám” của HLV ngoại đã đem lại thời hoàng kim từ năm 1995 đến 2000.

ĐĂNG LINH

Tin cùng chuyên mục