Được ở cùng U22 Việt Nam và ăn uống chăm lo tận răng, đó có thể gọi là an ủi lớn nhất trên đất Malaysia của tuyển nữ Việt Nam. Ấy vậy, họ bị gắn với chuyện ăn mì gói như sự thiếu thốn, dù bản thân các cầu thủ chẳng bao giờ muốn than khổ để được truyền thông đưa tin ở một kỳ SEA Games.
Điều đáng nhắc nhất đã không được nhắc là tuyển nữ Việt Nam phải luyện tập trong điều kiện hà khắc, với sân tập giống như sân làng. Đến mức, các cầu thủ đi tập cũng bị lạc và gian truân như đi… đánh trận.
Đến trận mở màn gặp Philippines trên sân UM Arena, trận đấu diễn ra trong bối cảnh… tàng hình. Không có một đài nào phát sóng, kể cả kênh Youtube cũng không tường thuật về trận đấu.
Vì vậy, không nhiều người biết tuyển nữ Việt Nam đã phải thi đấu ở sân thuộc trường đại học quốc gia Malaysia. Có lẽ, ai cũng hình dung được trận đấu vắng như “chùa bà Đanh”, và 2 đội phải đá dưới cái nắng gay gắt.
Nước chủ nhà Malaysia không chăm chút cho bóng đá nữ là điều dễ hiểu, vì họ không thể tranh huy chương ở môn bóng đá nữ. Tuy nhiên, giới truyền thông Việt Nam cũng bỏ rơi đội nhà, gần như không có thông tin gì về thầy trò Mai Đức Chung, vì tất cả mải mê săn đón U22 Việt Nam.
Tất cả là nghịch lý rất lớn khi tuyển nữ Việt Nam còn thua cả các môn bắn cung, bơi nghệ thuật về sức hút. Dù họ có cửa giành HCV sáng hơn cả tuyển nam ở SEA Games 29.
Bóng đá nữ thiệt thòi là điều diễn ra xuyên suốt từ xưa đến nay, nhưng chịu cảnh cô đơn trên đất khách là chuyện bất bình thường. Họ phải hy sinh để đi đá bóng, và mang huy chương về cho đất nước nhưng thiếu sự quan tâm đúng mực. Phải chăng đội tuyển nữ Việt Nam chỉ được quan tâm trong ánh hào quang?
Điều đáng nhắc nhất đã không được nhắc là tuyển nữ Việt Nam phải luyện tập trong điều kiện hà khắc, với sân tập giống như sân làng. Đến mức, các cầu thủ đi tập cũng bị lạc và gian truân như đi… đánh trận.
Đến trận mở màn gặp Philippines trên sân UM Arena, trận đấu diễn ra trong bối cảnh… tàng hình. Không có một đài nào phát sóng, kể cả kênh Youtube cũng không tường thuật về trận đấu.
Vì vậy, không nhiều người biết tuyển nữ Việt Nam đã phải thi đấu ở sân thuộc trường đại học quốc gia Malaysia. Có lẽ, ai cũng hình dung được trận đấu vắng như “chùa bà Đanh”, và 2 đội phải đá dưới cái nắng gay gắt.
Nước chủ nhà Malaysia không chăm chút cho bóng đá nữ là điều dễ hiểu, vì họ không thể tranh huy chương ở môn bóng đá nữ. Tuy nhiên, giới truyền thông Việt Nam cũng bỏ rơi đội nhà, gần như không có thông tin gì về thầy trò Mai Đức Chung, vì tất cả mải mê săn đón U22 Việt Nam.
Tất cả là nghịch lý rất lớn khi tuyển nữ Việt Nam còn thua cả các môn bắn cung, bơi nghệ thuật về sức hút. Dù họ có cửa giành HCV sáng hơn cả tuyển nam ở SEA Games 29.
Bóng đá nữ thiệt thòi là điều diễn ra xuyên suốt từ xưa đến nay, nhưng chịu cảnh cô đơn trên đất khách là chuyện bất bình thường. Họ phải hy sinh để đi đá bóng, và mang huy chương về cho đất nước nhưng thiếu sự quan tâm đúng mực. Phải chăng đội tuyển nữ Việt Nam chỉ được quan tâm trong ánh hào quang?