Hai cách làm bóng đá

Nếu như năm 2001, đội bóng xứ Nghệ lần thứ hai lên ngôi ở V-League thì Long An mới bắt đầu làm bóng đá đúng nghĩa, sau khi đội bóng của tỉnh được chuyển giao cho Công ty Gạch Đồng Tâm. Giữa hai đội bóng này không nhiều duyên nợ kiểu như Gạch với Gốm hay Gỗ… nhưng đội bóng ở Khu 4 (cũ) lại có nhiều thứ đáng cho ĐTLA phải học.

Nếu như năm 2001, đội bóng xứ Nghệ lần thứ hai lên ngôi ở V-League thì Long An mới bắt đầu làm bóng đá đúng nghĩa, sau khi đội bóng của tỉnh được chuyển giao cho Công ty Gạch Đồng Tâm. Giữa hai đội bóng này không nhiều duyên nợ kiểu như Gạch với Gốm hay Gỗ… nhưng đội bóng ở Khu 4 (cũ) lại có nhiều thứ đáng cho ĐTLA phải học.

Thật sự thì SLNA lúc này cũng đứng thứ 9 trên BXH. Song, thực tế thầy trò Nguyễn Hữu Thắng mới đá 8 trận, tức là vẫn còn cơ hội leo lên tốp trên khi hoàn tất những trận chưa đá. Trong khi Gạch đã chơi 10 trận, xếp thứ 12 và đang bị đội chót bảng níu áo.

Thời đấy, đẳng cấp của đội bóng cứ ngụp lặn ở hạng Nhất và hạng Nhì như Long An với SLNA hai lần vô địch V-League, hai lần đoạt Siêu cúp quả chênh nhau trời vực. Khi mà ngày trước, các cầu thủ Gạch được đối đầu SLNA với dàn cầu thủ xứ Nghệ chất lượng cao, dù thắng hay thua gì cũng sướng, do học được nhiều từ địa phương đi trước trong chuyện làm bóng đá.

ĐTLA thời mới lên chuyên nghiệp xác định rõ là không chạy đua rải tiền như nhiều đại gia mới nổi khác. Tức là về mặt mua sắm con người, giữa Gạch và SLNA có nét chung nên đội bóng miền Tây ngưỡng mộ đại diện Nghệ An không ít.

ĐTLA mừng thăng hạng mùa giải 2013 và nay họ lại có nguy cơ quay lại sân chơi hạng Nhất với chuỗi trận bết bát. Ảnh: Hoàng Hùng

ĐTLA mừng thăng hạng mùa giải 2013 và nay họ lại có nguy cơ quay lại sân chơi hạng Nhất với chuỗi trận bết bát. Ảnh: Hoàng Hùng

Cách làm bóng đá của SLNA thời bấy giờ không chỉ được Gạch mà cả HAGL cũng vừa chân ướt chân ráo tập tành con đường chuyên nghiệp cũng hưởng ứng. Thậm chí, Gỗ còn mời cầu thủ xứ Nghệ lên phố núi thi đấu nữa. Càng về sau cách vận hành của Gạch tuy không rập khuôn với SLNA nhưng cơ bản đường lối không khác mấy khi tung tiền mua ngoại binh da màu như kiểu SLNA từng có Enock Kyember và Iddi Batambuze kéo đội bóng chạy bon bon. Chưa nhắc, bầu Thắng còn mời cả HLV Calisto sang làm việc, đến năm 2003 thì có ngay chức á quân V-League.

Từ đó, đội đi lên với thương hiệu ĐTLA, thoát thai khỏi đội bóng đá Long An dù thành lập từ năm 1976 nhưng đá hoài cũng không lên hạng. Dần dần Gạch khẳng định mình không chỉ nhờ cách chơi phòng ngự phản công đặc sắc, mà còn cả dàn cầu thủ ít “sân si” và coi đội bóng như gia đình. Không giống vài đội mới có chút ít thành công là người trong nhà chờ chực phá hoại.

Chỉ hai năm sau chức á quân, Gạch chạy một hơi với cú đúp vô địch V-League (2005, 2006) và hai lần đoạt á quân (2007 và 2008). Thậm chí Gạch lúc đó dù đá với món tủ phòng ngự phản công nhưng lại đoạt luôn Giải phong cách (2005) nữa. ĐTLA sinh sau đẻ muộn so với SLNA nhưng dần về sau qua mặt không cần “bóp còi” khiến đội bóng xứ Nghệ nhìn lại cũng giật mình bởi mức độ thăng tiến nhanh đến chóng mặt của Gạch.

Thứ nữa là dẫu Gạch không thuộc diện thoáng trong chi tiêu, nhưng nguyên tắc làm việc khá gọn nhẹ với mỗi chữ ký của bầu Thắng là xong tất, còn phía SLNA phải qua nhiều khâu, nhiều cửa.

Cuối tuần này, cả hai đội lại gặp nhau trên sàn đấu V-League mà thời cuộc đã khác đi nhiều. SLNA dù không còn là thế lực nữa nhưng vẫn có số má với dàn cầu thủ trẻ năm nào cũng “mọc”, sẵn sàng thay thế đàn anh. Ngược lại ĐTLA sau khi bầu Thắng buông đội bóng chỉ còn chút danh hão chứ lực cùng sức cạn.

Bóng đá xứ Nghệ vẫn trung thành với lối làm việc đi từ từ, còn Gạch thì đi nhanh, đi mạnh một thời và giờ có nguy cơ quay về vạch xuất phát.

ĐỨC DŨNG

Tin cùng chuyên mục