Farah đã đánh bại Joshua Kiprui Cheptegei (Uganda, 26 phút 49 giây 93 – thành tích cá nhân tốt nhất) và Paul Tanui (Kenya, 26 phút 50 giây 60) khi vượt qua đích đến với thành tích tốt nhất trong mùa là 26 phút 49 giây 51. Với chiến thắng này, Farah đang tự tin hướng đến tham vọng thắng “cú đúp” HCV thứ 3 liên tiếp với mục tiêu tiếp theo là cự ly 5.000m.
Có thể nói, đây là cuộc đấu khó khăn nhất trong sự nghiệp lẫy lừng của VĐV chạy đường trường người Anh gốc Somalia. Cả 2 đối thủ chính yếu của Farah là Cheptegei và Tanui đều đã đeo theo Farah rất gắt gao, sau khi anh vươn lên dẫn đầu, khiến anh phải dốc hết sức và tạo ra thành tích còn tốt hơn nếu so với những thành tích đã giúp anh giành chiến thắng tại Olympic London 2012, giải VĐTG Moskva 2013, giải VĐTG Beijing 2015 và cả Olympic Rio de Janeiro 2016 (tất cả đều hơn 27 phút). Trong tư thế “tứ bề thọ địch”, vì Farah là VĐV người Anh duy nhất tham dự đường chạy chung kết của cự ly 10.000m và anh phải đấu lại 3 VĐV người Kenya, 3 VĐV người Ethiopia, và 2 VĐV người Uganda… Nghĩa là, trong khi các ứng cử viên khác đều có đồng minh, Farah phải “độc lập tác chiến một cách đơn độc”. Nhưng anh đã giành chiến thắng.
Hai BLV của BBC, Steve Cram và Brendan Foster – tin rằng, để giành được chiến thắng, Farah phải tạo ra một màn trình diễn giàu thể lực nhất trong sự nghiệp của mình, và chính Farah – người đã đạt được thành tích tốt nhất kể từ năm… 2011 cho đến nay, cũng nói rằng anh “hoàn toàn đồng ý với ý kiến của họ”. Farah buộc phải thừa nhận: “Đây là một trong những cuộc đua khó khăn nhất trong cuộc đời của tôi. Các chàng trai khác đã dốc hết sức lực của mình. Cuộc đua này không phải về Mo, cuộc đua này là về việc: “Làm sao đánh bại được Mo?”. Bạn có những người Kenya, Ethiopia và Uganda, mọi người đó đều thi đấu như một đội để chống lại tôi. Họ đã chơi đẹp, họ đã thi đấu cật lực và ném tất cả mọi thứ về phía tôi. Ở một thời điểm vào giữa cuộc đua, tôi vẫn không nghĩ mình sẽ thua, nhưng tôi tự nhủ: “Thật là khó khăn, thật là khắc nghiệt”. Chiến thắng là việc tôi phải tin tưởng vào tốc độ ở đích đến của mình, và biết rằng, tôi đã từng ở trong vị thế như thế này trước đây. Kinh nghiệm đó đã giúp ích rất nhiều. Tôi phải giữ sự mạnh mẽ, tin tưởng vào bản thân của mình và nghĩ rằng: “Tôi không làm việc vô ích, tôi sẽ không để thua tại quê nhà”. Tôi luôn xúc động khi nói về chuyện này, nhưng tôi nợ chiến thắng với những người ở London, ở trên cả nước Anh, có được sự ủng hộ và động viên của họ, điều đó giúp tôi tiếp tục tiến lên phía trước, chính điều đó đã tạo ra sự khác biệt”.
“Tôi không muốn khiến cho mọi người phải cảm thấy thất vọng. Cảm giác thật là khó tin. Tôi yêu mến tất cả các bạn, những người đến đây từ khắp mọi nơi của đất nước. Tất cả các bạn đều rất tuyệt vời”, Farah xúc động tâm sự khi chạy một vòng danh dự quanh Sân vận động Olympic sau chiến thắng, cùng với 3 đứa con của anh, để tri ân và cảm ơn sự ủng hộ của đám đông CĐV người Anh trên khán đài, những người đã liên tục gào thét để ủng hộ anh và sung sướng như điên khi tận mắt chứng kiến anh thắng tấm HCV danh giá lần thứ 2 ngay tại quê nhà.
Farah đã trở thành huyền thoại trong các cự ly 5.000m và 10.000m. Nhưng riêng ở cự ly 10.000m, anh vẫn còn thua kém 2 “đàn anh” là Haile Gebrselassie (đương kim kỷ lục gia thế giới ở cự ly 10.000m) và Kenenisa Bekele. Cả Gebrselassie lẫn Bekele, tuy chỉ có 2 tấm HCV Olympic (thua Farah vì anh này còn có thêm 2 tấm HCV ở cự ly 5.000m), nhưng đều sở hữu 4 tấm HCV ở hệ giải VĐTG. Trong khi đó, Farah mới chỉ có 3 HCV hệ giải VĐTG trong cự ly 10.000m này. Ở giải VĐTG 2011 diễn ra tại Daegu (Hàn Quốc), anh chỉ thắng được HCB mà thôi.
Nhưng trước mắt, anh phải tạm quên điều này, để tập trung cho cự ly còn lại, cự ly 5.000m. Farah sẽ phải làm điều đó với một bên chân bị đau do bị vấp ngã trong cuộc đua ở cự ly 10.000m. “Tôi bị đau cẳng chân, tôi sẽ phải đi khám bác sĩ, có thể sẽ phải khâu vài mũi. Chân tôi đã bị luống cuống trong tình huống đó. Khi đó, tôi đã chạy rất nhiều và 2 lần vấp ngã. Ở thời điểm đó, đơn giản tôi chỉ cố gắng đứng dậy. Tôi rất đau. Nhưng tôi phải mạnh mẽ. Tôi bị vài vết cắt và cẳng chân bị thâm tím. Giờ đây, tôi sẽ cố gắng hồi phục để sẵn sàng cho cự ly 5.000m. Tôi có đủ thời gian để mà hồi phục”.
Có thể nói, đây là cuộc đấu khó khăn nhất trong sự nghiệp lẫy lừng của VĐV chạy đường trường người Anh gốc Somalia. Cả 2 đối thủ chính yếu của Farah là Cheptegei và Tanui đều đã đeo theo Farah rất gắt gao, sau khi anh vươn lên dẫn đầu, khiến anh phải dốc hết sức và tạo ra thành tích còn tốt hơn nếu so với những thành tích đã giúp anh giành chiến thắng tại Olympic London 2012, giải VĐTG Moskva 2013, giải VĐTG Beijing 2015 và cả Olympic Rio de Janeiro 2016 (tất cả đều hơn 27 phút). Trong tư thế “tứ bề thọ địch”, vì Farah là VĐV người Anh duy nhất tham dự đường chạy chung kết của cự ly 10.000m và anh phải đấu lại 3 VĐV người Kenya, 3 VĐV người Ethiopia, và 2 VĐV người Uganda… Nghĩa là, trong khi các ứng cử viên khác đều có đồng minh, Farah phải “độc lập tác chiến một cách đơn độc”. Nhưng anh đã giành chiến thắng.
Hai BLV của BBC, Steve Cram và Brendan Foster – tin rằng, để giành được chiến thắng, Farah phải tạo ra một màn trình diễn giàu thể lực nhất trong sự nghiệp của mình, và chính Farah – người đã đạt được thành tích tốt nhất kể từ năm… 2011 cho đến nay, cũng nói rằng anh “hoàn toàn đồng ý với ý kiến của họ”. Farah buộc phải thừa nhận: “Đây là một trong những cuộc đua khó khăn nhất trong cuộc đời của tôi. Các chàng trai khác đã dốc hết sức lực của mình. Cuộc đua này không phải về Mo, cuộc đua này là về việc: “Làm sao đánh bại được Mo?”. Bạn có những người Kenya, Ethiopia và Uganda, mọi người đó đều thi đấu như một đội để chống lại tôi. Họ đã chơi đẹp, họ đã thi đấu cật lực và ném tất cả mọi thứ về phía tôi. Ở một thời điểm vào giữa cuộc đua, tôi vẫn không nghĩ mình sẽ thua, nhưng tôi tự nhủ: “Thật là khó khăn, thật là khắc nghiệt”. Chiến thắng là việc tôi phải tin tưởng vào tốc độ ở đích đến của mình, và biết rằng, tôi đã từng ở trong vị thế như thế này trước đây. Kinh nghiệm đó đã giúp ích rất nhiều. Tôi phải giữ sự mạnh mẽ, tin tưởng vào bản thân của mình và nghĩ rằng: “Tôi không làm việc vô ích, tôi sẽ không để thua tại quê nhà”. Tôi luôn xúc động khi nói về chuyện này, nhưng tôi nợ chiến thắng với những người ở London, ở trên cả nước Anh, có được sự ủng hộ và động viên của họ, điều đó giúp tôi tiếp tục tiến lên phía trước, chính điều đó đã tạo ra sự khác biệt”.
“Tôi không muốn khiến cho mọi người phải cảm thấy thất vọng. Cảm giác thật là khó tin. Tôi yêu mến tất cả các bạn, những người đến đây từ khắp mọi nơi của đất nước. Tất cả các bạn đều rất tuyệt vời”, Farah xúc động tâm sự khi chạy một vòng danh dự quanh Sân vận động Olympic sau chiến thắng, cùng với 3 đứa con của anh, để tri ân và cảm ơn sự ủng hộ của đám đông CĐV người Anh trên khán đài, những người đã liên tục gào thét để ủng hộ anh và sung sướng như điên khi tận mắt chứng kiến anh thắng tấm HCV danh giá lần thứ 2 ngay tại quê nhà.
Farah đã trở thành huyền thoại trong các cự ly 5.000m và 10.000m. Nhưng riêng ở cự ly 10.000m, anh vẫn còn thua kém 2 “đàn anh” là Haile Gebrselassie (đương kim kỷ lục gia thế giới ở cự ly 10.000m) và Kenenisa Bekele. Cả Gebrselassie lẫn Bekele, tuy chỉ có 2 tấm HCV Olympic (thua Farah vì anh này còn có thêm 2 tấm HCV ở cự ly 5.000m), nhưng đều sở hữu 4 tấm HCV ở hệ giải VĐTG. Trong khi đó, Farah mới chỉ có 3 HCV hệ giải VĐTG trong cự ly 10.000m này. Ở giải VĐTG 2011 diễn ra tại Daegu (Hàn Quốc), anh chỉ thắng được HCB mà thôi.
Nhưng trước mắt, anh phải tạm quên điều này, để tập trung cho cự ly còn lại, cự ly 5.000m. Farah sẽ phải làm điều đó với một bên chân bị đau do bị vấp ngã trong cuộc đua ở cự ly 10.000m. “Tôi bị đau cẳng chân, tôi sẽ phải đi khám bác sĩ, có thể sẽ phải khâu vài mũi. Chân tôi đã bị luống cuống trong tình huống đó. Khi đó, tôi đã chạy rất nhiều và 2 lần vấp ngã. Ở thời điểm đó, đơn giản tôi chỉ cố gắng đứng dậy. Tôi rất đau. Nhưng tôi phải mạnh mẽ. Tôi bị vài vết cắt và cẳng chân bị thâm tím. Giờ đây, tôi sẽ cố gắng hồi phục để sẵn sàng cho cự ly 5.000m. Tôi có đủ thời gian để mà hồi phục”.