Đi nhiều hơn đến

Có đến 6 thành viên của VFF bị “khai tử” và chỉ bổ sung một thành viên mới, rõ ràng bức tranh toàn cảnh của bóng đá Việt Nam trong năm 2015 vừa có thêm một sắc màu không sáng sủa.

Có đến 6 thành viên của VFF bị “khai tử” và chỉ bổ sung một thành viên mới, rõ ràng bức tranh toàn cảnh của bóng đá Việt Nam trong năm 2015 vừa có thêm một sắc màu không sáng sủa.

Tất nhiên, những cái tên vừa được “tiễn đi” đã được nói đến 2 năm qua, những “cái chết” không bất ngờ. Nhưng không thể không thấy tiếc cho bóng đá Việt và cũng không thể không đề cập đến trách nhiệm của một tổ chức xã hội - nghề nghiệp như VFF.

Vì chúng ta vừa chứng kiến cách “giải cứu” Cà Mau của bầu Thắng và Công ty VPF. Nó khó không? Khó chứ nhưng nếu muốn giải quyết, chỉ cần 1 cuộc họp, 1 lời hứa và quan trọng hơn, 1 người có uy tín để bảo đảm.

Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng (giữa) trong lần “giải cứu” Cà Mau. Ảnh: T.L

Câu hỏi đặt ra: Không có cái gì nhưng Cà Mau vẫn được “cứu” nhanh đến như vậy thì tại sao những nơi mà bóng đá đã là “máu thịt” như An Giang lại không duy trì nổi một đội đá hạng Nhất suốt 1 năm qua kể từ ngày xuống hạng? Rồi như LĐBĐ Gia Lai vì sao không hoạt động khi mà trên địa bàn đang có HA.GL nổi như cồn. Lẽ ra, đó là điều kiện rất tốt để bóng đá Gia Lai có thêm vài CLB khác, đời sống bóng đá sôi nổi hơn mới phải.

Trong bối cảnh mà bóng đá Việt đang sa sút, kinh tế chưa khởi sắc mạnh mẽ, cũng khó hy vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư mới tham gia làm bóng đá. Chính vì vậy, lẽ ra cần phải cố gắng giữ lại những thành viên có truyền thống và điều kiện như kể trên. Câu chuyện của Cà Mau cho thấy rốt cục vẫn là cách làm, là cái tâm của các nhà quản lý với trách nhiệm mà xã hội trông đợi ở họ chứ không phải chỉ đợi đến khi xảy ra chuyện thì gật hay lắc đầu một cách vô cảm.

VIỆT  LONG

Tin cùng chuyên mục