Futsal Việt Nam khép lại năm Kỷ Hợi 2019 bằng “tin hỷ” khi 2 tuyển thủ Thái Huy và Minh Trí đã hoàn thành sứ mệnh góp công đưa CLB YSCC Yokohama đoạt tấm vé thông hành lên chơi tại Giải VĐQG Nhật Bản bằng chức vô địch ở Giải hạng Nhất.
Chiến công của Minh Trí và Thái Huy trong năm đầu “xuất ngoại” đã tăng độ tín nhiệm cho cầu thủ Việt Nam trong mắt bạn bè Quốc tế. Tuy nhiên với “dân trong nghề” thì điều này không phải bất ngờ.
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi những ngày cuối năm 2019, HLV tuyển futsal Việt Nam Phạm Minh Giang tỏ ra tự tin vào năng lực của học trò. Ông nói ngắn gọn: “Tố chất chơi bóng của cầu thủ Việt có nét tương đồng với Nhật Bản. Thậm chí giải đấu này chỉ ở hạng dưới nên không có gì khó khăn với hai cậu ấy”.
Cựu tuyển thủ futsal Việt Nam này còn nhấn mạnh: “Tôi nghĩ môi trường chơi bóng tại Thái Lan và Nhật Bản sẽ phù hợp cho cầu thủ Việt Nam. Đây là thời điểm tốt nhất để các cầu thủ của chúng ta có thể xuất ngoại”.
Môi trường futsal ở Nhật Bản và Thái Lan rấtphù hợp với tư duy chơi bóng của cầu thủ Việt. Đó là nhận xét chung của nhiều chuyên gia, HLV và cầu thủ. Trước Thái Huy và Minh Trí, cựu thủ môn Đặng Phước Anh từng khoác áo CLB Chonburi (Thái Lan) và cùng đội bóng này lên ngôi tại Giải futsal các CLB châu Á 2013.
“Xuất khẩu” cầu thủ futsal là điều còn mới ở Việt Nam nhưng đồng thời là mục tiêu lớn cần hướng đến với những CLB, đặc biệt là “đầu tàu” Thái Sơn Nam.Được ra nướcngoài thi đấu ở những môi trường bóng đá đỉnh cao sẽ giúp cầu thủ tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn,từ đó có thể trở về đóng góp cho CLB nói riêng và đội tuyển nói chung.
Những trường hợp Suphawut Thueanklang (từng sang Tây Ban Nha, Iran, Lebanon thi đấu) hay Kritsada Wongkaeo (từng sang Indonesia) của tuyển Thái Lan là ví dụ điển hình. Họ là các trụ cột đưa đội tuyển xứ chùa Vàng tiến sâu ở các giải Thế giới, châu lục trong suốt gần 10 năm qua.
“Cầu thủ Việt Nam khéo và nên tạo điều kiện để họ ra nước ngoài thi đấu. Tôi chưa biết rõ môi trường futsal Nhật Bản nhưng tôi nghĩ cầu thủ Việt sẽ hợp rơ với đất nước ấy. Còn Thái Lan thì tôi học hỏi họ rất nhiều. Cách sinh hoạt của cầu thủ futsal Thái Lan gần như mình. Vậy nên không có lăn tăn gì đến chuyện chuyên môn”, ông Bảo Trung chia sẻ.
Đó cũng là phần lý do hầu hết những chuyến tập huấn ngắn ngày của các đội tuyển futsal Việt Nam đều chọn Thái Lan, Nhật Bản để rèn quân.
Khi đặt câu về chuyện có bị ngăn cách bởi ngôn ngữ, ông Bảo Trung liền phủ nhận: “Hầu hết các cầu thủ chất lượng của futsal Việt Nam được trau dồi kỹ về ngôn ngữ ngay từ lúc mới vào chơi môn này. Bên cạnh trong khâu huấn luyện futsal, các HLV truyền đạt đến cầu thủ rất dễ hiểu. Nên tôi nghĩ đây không phải vấn đề lớn”.
Bên cạnh đó, thuyền trưởng gốc Đà Lạt cho rằng các đội bóng nên phát triển thêm khâu ngoại giao của các CLB Việt Nam, vốn là điều quan trọng nhất trong các thương vụ chuyển nhượng Quốc tế.
“Chuyện phải giải quyết trước mắt là khâu ngoại giao để có thể xuất ngoại cầu thủ. Không nhiều CLB futsal Việt Nam có mối ngoại giao tốt với các CLB Quốc tế. Nếu giải quyết được chuyện này thì việc cầu thủ Việt được tạo cơ hội chơi bóng ở nước bạn không khó”, ông tiếp lờ