Để người giỏi nhận việc

Mọi HLV tại Việt Nam đều muốn 1 lần nào đó được trở thành thuyền trưởng của đội tuyển quốc gia, điều đó không có gì phải bàn cãi. Thế nhưng, VFF lại luôn cho rằng không có HLV nào “ứng cử” trong lần thử nghiệm dùng HLV nội các năm 2012-2013.

Mọi HLV tại Việt Nam đều muốn 1 lần nào đó được trở thành thuyền trưởng của đội tuyển quốc gia, điều đó không có gì phải bàn cãi. Thế nhưng, VFF lại luôn cho rằng không có HLV nào “ứng cử” trong lần thử nghiệm dùng HLV nội các năm 2012-2013.

Đấy là thực tế nhưng cũng chỉ mới là một nửa sự thật. HLV nội không hào hứng lên tuyển không phải vì họ không muốn mà vì họ cảm thấy chiếc ghế đó chỉ có trách nhiệm chứ không có quyền lực và lợi ích. Trách nhiệm thì chẳng cần nói cũng biết nó nặng nề đến mức nào, nhưng các yếu tố còn lại chỉ có VFF nói thì người ta mới biết. Vấn đề là VFF cũng chẳng biết gì để nói.

Hãy nhìn sang Thái Lan, xem việc họ “xây dựng” Kiatisak ra sao? Một HLV hầu như không có thành tích ở cấp CLB, còn quá trẻ và thậm chí còn chưa có kinh nghiệm ở đấu trường Thai-League nhưng vẫn được “rèn giũa” để trở thành nhân vật số 1. Sự nổi tiếng của Kiatisak khi còn thi đấu là một chuyện nhưng cái chính là người Thái đã có một lộ trình hoàn chỉnh để bảo đảm Kiatisak sẽ thành công, và như vậy sẽ dập tan mọi nghi ngờ, đố kỵ.

Giờ đây Kiatisak đang là người hùng số 1 của bóng đá Thái. Ảnh: T.L

Trong bộ phim Moneyball do tài tử Brad Pitt thủ vai nói về một trong những giám đốc điều hành vĩ đại nhất lịch sử bóng chày nhà nghề Mỹ, có một nhân vật được xem là “cánh tay phải” của Brad Pitt vốn tốt nghiệp từ trường kinh tế lừng danh Yale, không biết gì về bóng chày nhưng lại giỏi tính toán các con số để qua đó hình thành một lý thuyết tuyển mộ cầu thủ và chiến thuật thi đấu trên nền tảng thống kê. Nhờ áp dụng lý thuyết đó mà CLB do Brad Pitt điều hành có thành tích vượt trội so với lúc sử dụng hệ thống chuyên gia trong nghề.

VFF có thể làm điều đó bởi họ còn là một tổ chức xã hội, tức là ai giỏi và yêu thích bóng đá đều có thể được mời để làm việc. Bản thân 3/4 lãnh đạo cao cấp của VFF cũng không phải là dân chuyên môn, nói kiểu bình dân là “chưa chắc biết trái bóng có mấy múi” nhưng vẫn được cộng đồng tín nhiệm. Khổ nỗi, sau hơn 1 năm, bộ máy VFF cũng chẳng có gì khá hơn dù đã được xã hội hóa cao đến mức đó.

Việt Long

Tin cùng chuyên mục