Chuyện trong khu kỹ thuật

Trong sân bóng đá, khu vực kỹ thuật còn gọi là Technical Area hay là khu vực ngồi của ban huấn luyện đội bóng và các cầu thủ dự bị của một đội bóng khi có trận đấu diễn ra. Tại đây, luật quy định rất rõ tất cả các thành viên của đội bóng đều không được vượt qua vạch vôi giới hạn được vẽ rất rõ trên sân, khi có diễn ra trận đấu. Đáng tiếc, tại các trận đấu gọi là chuyên nghiệp ở Việt Nam, ban tổ chức thường quên quy định này, nhất là khi có sự cố xảy ra.

Trong sân bóng đá, khu vực kỹ thuật còn gọi là Technical Area hay là khu vực ngồi của ban huấn luyện đội bóng và các cầu thủ dự bị của một đội bóng khi có trận đấu diễn ra. Tại đây, luật quy định rất rõ tất cả các thành viên của đội bóng đều không được vượt qua vạch vôi giới hạn được vẽ rất rõ trên sân, khi có diễn ra trận đấu. Đáng tiếc, tại các trận đấu gọi là chuyên nghiệp ở Việt Nam, ban tổ chức thường quên quy định này, nhất là khi có sự cố xảy ra.

Đơn cử trường hợp ban lãnh đạo, huấn luyện viên và cầu thủ dự bị của đội bóng Sài Gòn FC và Thanh Hóa cùng xông ra sân gọi là “để can gián” trường hợp các cầu thủ xô xát nhau trong sân, như lời của giám đốc điều hành Trần Tiến Đại biện bạch với báo chí.

Theo quy định của FIFA, bất cứ sự cố nào trên sân khi có trận đấu diễn ra đều thuộc thẩm quyền xử lý của tổ trọng tài có mặt khi đó. Bất cứ thành viên nào của hai đội bóng nằm ngoài số 22 cầu thủ đang thi đấu, nói rõ hơn là những người ngồi trong khu vực kỹ thuật đều không được vào sân. Thậm chí, tổ y tế làm nhiệm vụ còn phải được sự cho phép của trọng tài mới vào sân cáng cầu thủ chấn thương ra sân, hay khi cầu thủ ra vào sân sau khi chữa xong chấn thương còn phải được phép trọng tài. Quy định này áp dụng trên toàn thế giới và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt rất nghiêm. Thậm chí số lượng người ngồi trong khu vực kỹ thuật cũng được quy định rất rõ và giới hạn tối đa. Không có chuyện như kiểu bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam mà ông bầu giám đốc điều hành cũng được ngồi vào khu kỹ thuật, cùng la hét, chỉ đạo om xòm trên sân khác gì một cái chợ (?).

Tiếc một điều, bóng đá Việt Nam tự cho là đang chuyên nghiệp hóa, nhưng các ban tổ chức giải rất thiếu chuyên nghiệp và thường bỏ qua các vấn đề mang tính chuyên môn. Những người cố tình lao vào sân gọi là “can gián” trong trận tứ kết Cúp quốc gia giữa Sài Gòn FC và Thanh Hóa lại được cho qua, không ai nhắc đến và ra án phạt. Theo lẽ thường, cầu thủ va chạm trên sân ít khi tạo xung đột lớn và rất dễ vãn hồi trật tự khi có sự nghiêm khắc của trọng tài, nhưng khi người bên ngoài lao vào sân, dù với bất kỳ ly do gì cũng sẽ thổi bùng lên ngọn lữa bạo lực và rất khó giải quyết. Điều đó đã được chứng minh qua sự cố ngày 29-1 trên sân Thống Nhất.

Cách giải quyết các sự cố và những thiếu sót trong việc ra các quyết định liên quan đến chuyên môn cho thấy bộ máy làm việc của VPF có rất nhiều vấn đề cần chấn chỉnh, nếu muốn đơn vị này làm tốt công việc do VFF giao và được người hâm mộ đặt trọn niềm tin ở mùa giải này.

Vũ Tiến Thành

Tin cùng chuyên mục