Bóng đá nội “khủng hoảng tài chính”

Nét chung của các CLB cả ở V-League lẫn hạng nhất hiện nay là chưa có động thái nào cho thấy sớm mở chiến dịch chuyển nhượng từ lúc này. Đã thế, khi bóng đá bắt đầu bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế thì sự rối ren từ các CLB bắt đầu có dấu hiệu ngay.

Nét chung của các CLB cả ở V-League lẫn hạng nhất hiện nay là chưa có động thái nào cho thấy sớm mở chiến dịch chuyển nhượng từ lúc này. Đã thế, khi bóng đá bắt đầu bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế thì sự rối ren từ các CLB bắt đầu có dấu hiệu ngay.

Có không dưới 5 đội bị vướng vào chuyện nợ lương, thưởng ở mùa bóng năm nay với nhiều nguyên nhân khác nhau. Như trường hợp đặc biệt mới đây: HLV Phạm Công Lộc đã công khai chuyện Navibank Sài Gòn nợ lương, thưởng ngay trong buổi họp báo…

Chuyên gia Đoàn Minh Xương đã có lần phân tích: Số tiền để nuôi một đội bóng chuyên nghiệp hiện nay phải từ 50 - 70 tỷ đồng/năm, có nghĩa là doanh nghiệp đứng phía sau đội bóng ấy phải có mức lãi gấp 10 lần con số ấy. Nhưng đến thời điểm hiện nay, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế đang tác động sâu và thấm dần vào các CLB bóng đá vốn sử dụng nguồn tiền không thuộc bóng đá bắt đầu bị tác động. Không nhìn đâu xa, ngay ở TPHCM, lượng khán giả đến sân cũng thưa dần ở các trận đấu của Sài Gòn Xuân Thành hay Navibank Sài Gòn. Cho dù ở những trận đấu ấy, các khán đài B, C và D hầu như mở cửa tự do.

Công việc kinh doanh ở bên ngoài gặp khó khăn, nếu “làm bóng đá” thì lợi nhuận vẫn chưa thấm vào đâu, còn gọi là “chơi bóng đá” thì lượng khán giả tụt dần cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ của các ông bầu. Vấn đề là chính các ông bầu từng một thời gây sốc, tạo những cú đột phá về lương, thưởng đến mức chóng mặt để xây thương hiệu. Nên lúc này, để “thắng lại” cũng không còn kịp mà phương án tối ưu nhất là giảm chi trong thời gian tới. Cùng thời điểm này ở mùa bóng trước, nhiều lãnh đạo các đội bóng bắt đầu lo ngay ngáy việc giữ quân mình như thế nào để tránh bị các “ông nhà giàu” rút ruột. Nhưng nay, họ có thể ngồi rung đùi bởi qua tìm hiểu thì hầu hết các đội bóng lớn, vốn chi bộn tiền ở giai đoạn chuyển nhượng các mùa bóng trước chủ trương “bao đê, chắn sóng” hơn là lên danh sách cầu thủ có thương hiệu để chiêu mộ về.

Có ít nhất 4 đội đã và đang dao động sẽ giải tán bất kỳ lúc nào hoặc lên “sàn chuyển nhượng” vào cuối mùa bóng. Đó là tín hiệu cho thấy phía trước vẫn còn khối chuyện với bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam qua 12 năm xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh nhưng lại thiếu tính bền vững từ các CLB cũng như sự quản lý từ VFF.

Quốc Cường

Tin cùng chuyên mục