Bắt máy hay không?

Kể từ hôm qua, chuyên gia người Nhật Tanaka Koji chính thức giữ vai trò Trưởng giải. Sự thật là ông Tanaka đã không còn là người chỉ đi ghi chép, thu thập dữ liệu để tổng hợp và đánh giá như 2 vòng đấu vừa qua. Lúc này thì ông là người phải chịu trách nhiệm, trả lời chất vấn về những cái được và chưa được của V-League từ nay cho đến cuối giải.

Kể từ hôm qua, chuyên gia người Nhật Tanaka Koji chính thức giữ vai trò Trưởng giải. Sự thật là ông Tanaka đã không còn là người chỉ đi ghi chép, thu thập dữ liệu để tổng hợp và đánh giá như 2 vòng đấu vừa qua. Lúc này thì ông là người phải chịu trách nhiệm, trả lời chất vấn về những cái được và chưa được của V-League từ nay cho đến cuối giải.

Áp lực ở giải đấu như V-League khác xa với J-League như thế nào hẳn từ vòng 8 này ông sẽ “ngấm”. Còn nhớ khi nhận chức Trưởng giải tạm thời từ đầu V-League 2014, ông Phạm Ngọc Viễn có nói với cánh truyền thông: “Khi các bạn có thắc mắc gì cứ gọi cho tôi, điện thoại của tôi luôn mở và sẽ giải đáp tất cả”. Thậm chí không chỉ riêng ông Viễn, ngay cả ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch HĐQT của Công ty VPF cũng phát biểu tương tự.

Thế nhưng, khi mà V-League đang vào lúc rối ren nhất với những vụ bạo lực, trọng tài nổi cộm, điện thoại của ông Trưởng giải vẫn nhiều lần chỉ đổ chuông chứ không người trả lời báo chí. Bây giờ thì vị trí đứng mũi chịu sào đó đã được ông Viễn chuyển giao hoàn toàn cho chuyên gia Tanaka.

Ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch VPF tặng hoa mừng ông Trưởng giải Tanaka Koji (phải) chính thức nhận chức. Ảnh: Hoàng Hùng

Ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch VPF tặng hoa mừng ông Trưởng giải Tanaka Koji (phải) chính thức nhận chức. Ảnh: Hoàng Hùng

Người ta cũng đang mong là vị chuyên gia đến từ Nhật Bản sẽ ứng xử thế nào trước những tình huống khó xử ở giải đấu này. Sẽ là sự phản biện thẳng thắn như cách làm của nền bóng đá chuyên nghiệp hay chỉ là im lặng rồi “chìm xuồng” như thường lệ ở bóng đá Việt Nam?

Ở hai vòng đấu vừa qua với vai trò quan sát viên, chuyên gia Tanaka để lại dấu ấn rõ nét nhất ở đề nghị nên thưởng cho tổ trọng tài làm việc trận Thanh Hóa - ĐTLA. Thưởng cho trọng tài là đề nghị chưa từng có tiền lệ ở V-League. Khen thưởng để kích thích các trọng tài làm tốt hơn, để giới “vua áo đen” cảm thấy mình được tôn trọng và nỗ lực làm tốt quả đúng là ý tưởng tuy đơn giản nhưng lại mới. Chỉ bấy nhiêu thôi, chuyên gia người Nhật phần nào cho thấy sự khác biệt, sự mới mẻ để có thể mang đến chút ít kỳ vọng.

Bắt đầu từ vòng 8, tân Trưởng giải sẽ đứng trước những thuận lợi nhưng cũng có hàng loạt khó khăn, chắc chắn là vậy. Những khán đài chật kín ở sân Cẩm Phả, Thanh Hóa, Vinh hay Chi Lăng sẽ là tiềm năng lớn để chuyên gia ngoại này phát huy thêm giá trị V-League. Những trận đấu nóng, quyết liệt và chất lượng chuyên môn cao qua các vòng đấu đầu tiên cũng chứng minh V-League là giải đấu chưa phải hết sức hút. Đó sẽ là những yếu tố tương đồng và là nền tảng để ông áp dụng “công nghệ Nhật” khi đảm đương chức vụ của mình.

Song, những thách thức đang chờ đợi ông Tanaka cũng không hề dễ chịu. Dĩ nhiên đó sẽ là bạo lực sân cỏ mà chính ông từng chứng kiến khi đi thực tế ở vài vòng đấu vừa rồi. Những ca chấn thương rợn người, tranh cãi về đạo đức sân cỏ không chỉ khiến ông Tanaka đau đầu mà cả xã hội cùng lên án. Những án phạt từ Ban kỷ luật và sự phản ứng từ CLB vẫn đang khiến cho những luồng xung đột âm ỉ. Ngoài ra, công tác trọng tài cũng đang được đưa lên bàn cân mổ xẻ.

Tất cả sẽ là thách thức mà chuyên gia Tanaka không dễ xử lý. Đã vậy, để làm tốt công việc của mình, chắc chắn ông cần nhận được sự hậu thuẫn từ người đồng nhiệm trước đó và cấp dưới của mình. Ông Tanaka có được toàn quyền, được tôn trọng mọi quyết định hay chỉ “hữu danh vô thực” vẫn là câu hỏi mà thời gian mới trả lời được.

ĐỨC DŨNG

Tin cùng chuyên mục