Ban tư vấn đạo đức đi về đâu?

Ban tư vấn đạo đức được xem là sáng kiến độc đáo của những người sáng lập Công ty VPF nhưng để tìm được sự thừa nhận, lại chưa hề thấy ban này có sự đặc sắc nào để thuyết phục cộng đồng bóng đá về vai trò và sự tồn tại của mình.

Ban tư vấn đạo đức được xem là sáng kiến độc đáo của những người sáng lập Công ty VPF nhưng để tìm được sự thừa nhận, lại chưa hề thấy ban này có sự đặc sắc nào để thuyết phục cộng đồng bóng đá về vai trò và sự tồn tại của mình.

Đến thời điểm này, do BTC V-League chưa thành lập các tiểu ban chuyên môn nên cũng chưa biết chắc chắn là Ban tư vấn đạo đức (Ban TVĐĐ) có được tiếp tục hợp tác không. Tuy nhiê n, sau việc Ban này tổ chức họp báo và công khai đặt mình gần ngang hàng với BTC V-League thì xem ra, có muốn BTC công nhận cũng khó.

Sự thật là BTC V-League… không cần Ban TVĐĐ. Điều này không có nghĩa là những gì Ban TVĐĐ làm không có hiệu quả nhưng đôi khi chính BTC cũng chẳng biết phải giải quyết các vấn đề mà Ban TVĐĐ nêu ra. Mà đã không giải quyết được thì coi như BTC cũng chẳng muốn liên quan gì với Ban TVĐĐ làm gì cho thêm rối rắm.

Một trong những điều khiến Ban TVĐĐ bị BTC “ghét” đó là việc sử dụng tư liệu của BTC nhưng sau đó, chính các tư liệu này lại khiến BTC bị “mất mặt”. Thay vì giúp BTC phát hiện các vấn đề tiêu cực hoặc liên quan đến đạo đức bên ngoài sân cỏ thì Ban TVĐĐ cứ xoáy sâu vào những diễn biến trên sân thì chẳng khác nào “soi mói” vào chính công tác chuyên môn, thậm chí có lúc còn “nói ngược” với những bản báo cáo của giám sát.

Ban Tư vấn đạo đức trong ngày ngày ra mắt mùa bóng 2012. Ảnh: Hoàng Hùng

Ban Tư vấn đạo đức trong ngày ngày ra mắt mùa bóng 2012. Ảnh: Hoàng Hùng

Với dân chuyên môn, thì mô hình Ban TVĐĐ là “đặc sản” của bóng đá Việt Nam chứ trên thế giới, không tồn tại.

Nó vô duyên ở chỗ, nếu các cầu thủ có thái độ thi đấu tiêu cực thì chính các CLB phải là nơi giám sát và phát hiện. Còn cả một CLB tiêu cực, thì đó lại là chuyện vô cùng phức tạp. Không lẽ cả một đội bóng cố tình “diễn trò” mà hệ thống giám sát của BTC, giới truyền thông cũng như dư luận không thể phát hiện ra hay sao mà phải nhờ đến Ban TVĐĐ.

Nói cách khác, một khi sự tiêu cực của bóng đá đã đạt đến trình độ mà cầu thủ vượt qua cả sự giám sát của CLB và cả đội bóng “đánh lừa” được cả làng bóng đá thì liệu những phát hiện của Ban TVĐĐ làm được gì? Nếu những người trong cuộc còn không biết tự kiểm soát mình, tự làm trong sạch đội ngũ của mình thì liệu một bộ phận “vác tù và hàng tổng” tồn tại để làm gì?

Thế mới có chuyện, người ta nghi ngờ sự tồn tại của Ban TVĐĐ. Rằng họ đang làm “sạch” hơn bóng đá Việt hay làm cho rối hơn khi nơi tiêu cực thì không phát hiện được, nơi không tiêu cực thì bị “soi” có chủ đích. Ban TVĐĐ hoạt động mà không cần sự quản lý, không muốn lệ thuộc vào ai và cũng chẳng ai “dám xóa sổ” họ thì rốt cục họ làm vì cái gì?

Đăng Linh

Tin cùng chuyên mục