Rafael Nadal khẳng định anh vẫn tiếp tục sự nghiệp và thậm chí, sẽ vươn trở lại đỉnh cao một lần nữa. Nhưng giới quan sát với những thống kê đã khẳng định, tay vợt cựu số 1 thế giới người Tây Ban Nha đã qua những trận đỉnh cao nhất trong sự nghiệp.
Rafael Nadal đã thâu tóm 14 danh hiệu Grand Slam cùng thu về 73 triệu USD trong sự nghiệp, khởi đầu từ năm 2002 và đặc biệt là thời kỳ hoàng kim từ 2005 đến 2011. Tuy nhiên, với đà sa sút từ năm 2012 đến nay và khi những nỗ lực vươn trở lại đang dần bị ảnh hưởng bởi chấn thương và tuổi tác, rõ ràng có lý do để lo ngại về một sự kết thúc đối với anh.

Sự nghiệp lừng lẫy củaNadal đã đến điểm dừng?
Thất bại trước Dustin Brown hôm thứ năm, là lần thứ 4 liên tiếp Nadal phải sớm dừng chân trước các đối thủ ngoài tốp 100 thế giới ở giải đấu trên mặt sân cỏ tại Wimbledon. Không thể đổ lỗi cho mặt sân cỏ, bởi ở đây Nadal từng thắng 2 chức vô địch 2008 và 2010, cùng 3 lần về nhì 2006, 2007 và 2011 mà 2 trong số đó chỉ chịu khuất phục trước “ông vua Wimbledon” Roger Federer. Điều quan trọng là mọi người không còn thấy được tốc độ và lối tấn công hoàn hảo vào 2 cánh của đối thủ mà thay vào đó, là một Nadal phập phù và có nguy cơ thất bại trong bất kỳ trận đấu nào.
Trong năm 2015, Nadal chỉ thắng danh hiệu duy nhất Argentina Open. Tứ kết, đó là điểm dừng của anh trong 2 Grand Slam Australian Open và French Open. Cũng từ đây, lần đầu tiên trong thập kỷ Nadal phải rơi xuống vị trí thứ 10 trên bảng xếp hạng và sau thất bại nặng nề ở Wimbledon, sự sa sút có thể sẽ còn kéo dài hơn.
Đã có những ý kiến cho rằng Nadal nên thay đổi HLV là ông chú Toni. Nhưng có lẽ đánh giá của Djokovic đáng chú ý hơn cả: “Tôi không thấy lý do gì anh ấy phải thay đổi HLV, sau những gì tôi thấy thì điều đó không cần thiết. Anh ấy đã thắng 14 danh hiệu Grand Slam và ông chú Toni đã hiện diện trong những thành tựu to lớn nhất của sự nghiệp”.
Như Djokovic nói, rõ ràng vấn đề của Nadal nằm ở tâm lý và cũng có những rào cản khác ngăn cản anh chứ không đơn thuần là sự chỉ đạo đúng hay sai. Bản thân ông Toni mới đây cũng phải thừa nhận, ở US Open 2015 - diễn ra từ ngày 31-8 đến 13-9, nguy cơ Nadal lần đầu tiên không thắng một Grand Slam nào là rất cao.
ANH THƯ
Ngày thứ 5: Serena thoát hiểm Serena suýt phải sớm kết thúc Wimbledon 2015 ngay từ vòng 3, sau khi vấp phải sức kháng cựu mạnh mẽ từ đối thủ hạng 59 người Anh Heather Watson. Cuối cùng, Serena đã thắng với tỷ số 6-2, 4-6 và 7-5, cô thừa nhận: “Đây có thể là trận đấu khó khăn nhất mà tôi từng chơi. Cô ấy đã chơi tuyệt vời và tôi nghĩ cô ấy xứng đáng với chiến thắng”. ANH THƯ |
Các tin, bài viết khác
-
Wimbledon: Rafael Nadal vượt qua “nỗi sợ hãi” mang tên Francisco Cerundolo và chấn thương
-
Wimbledon: Novak Djokovic khởi đầu chật vật với 4 ván, sẽ đấu đối thủ Australia đầu tiên kể từ sự cố Australian Open
-
Wimbledon: Maria Sakkari muốn tạo “cuộc cách mạng Hy Lạp”, đến All England Club để đăng quang
-
Nguyễn Văn Phương/Mai Thanh Trinh nhận 230 triệu đồng cho chức vô địch giải quần vợt có số tiền thưởng kỷ lục nhất Việt Nam
-
Wimbledon: Serena Williams quay trở lại, ủng hộ Rafael Nadal thắng Grand Slam thứ 23
-
Giải Wimbledon 2022: Ai sẽ cản bước Novak Djokovic?
-
Dàn sao quần vợt Việt Nam tranh tài ở giải Quảng Nam mở rộng có số tiền thưởng “hậu hĩnh”
-
Quần vợt Việt Nam lập cú đúp vô địch lịch sử ở giải ITF U18 thế giới
-
Các tay vợt Việt Nam “ẳm trọn” nội dung đơn nam giải quần vợt ITF U18 nhóm 5 – Hải Đăng Tây Ninh 2022
-
Wimbledon: Novak Djokovic có thể đấu Carlos Alcaraz ở tứ kết, sẽ đấu Nadal ở “chung kết trong mơ”?