8 giờ bắt đầu tập luyện, trưa và chiều ăn cơm hộp, bún bò, uống trà đá… Lúc mệt, ngồi dựa vào băng đá hoặc cột điện “thiu thiu” một chút… rồi tập tiếp cho đến tận 21 giờ đêm mới về khách sạn nghỉ ngơi. Đó là lịch sinh hoạt, tập luyện của chàng thanh niên người Nhật - Kato Kenji.
Kato năm nay 18 tuổi, cùng người bạn là Takagi từng thi đấu giao lưu tại Cung văn hóa Lao động khi đến TPHCM lần đầu tiên dự giải vô địch pétanque châu Á lần thứ 8 vào đầu tháng 12-2004. Đến cuối tháng 12-2004, hai anh trở lại TPHCM với mục đích du lịch nhân kỳ nghỉ đông. Tuy nhiên, khi tái ngộ cùng bạn bè ở Cung VHLĐ, họ lại lao vào tập luyện một cách say mê.
|
Kato (phải) và HLV Đàm Quang Tuấn. |
Chuyến du lịch ngắn đã kéo thành một đợt tập huấn dài đến ngày 5-1-2005. Họ về nước và hẹn sẽ quay lại tập luyện tiếp để chuẩn bị cho giải vô địch Nhật Bản. Những tưởng đây là lời nói suông, nhưng không ngờ chỉ một tháng sau, Kato lại xuất hiện và chuyến tập huấn lần này kéo dài đến 56 ngày.
Huấn luyện viên Đàm Quang Tuấn kể lại: “Hôm 30-4, Kato đã qua đây mang theo giấy chứng nhận và chiếc huy chương vàng đồng đội (cùng với Kazua và Yamada) giải vô địch toàn Nhật Bản năm 2005 để báo tin mừng với chúng tôi và bè bạn”.
- Thế anh được trả công huấn luyện bao nhiêu? - Tôi hỏi vui.
- Đợt đầu, tôi chẳng tính toán gì cả. Đợt rồi Kato tập 56 ngày, số tiền công tính ra cũng khá nhiều, nhưng tôi hứa nếu Kato đoạt huy chương vàng toàn Nhật Bản thì tôi cho luôn. Nay em đã giành chiến thắng, đó chính là niềm hạnh phúc của người làm công tác huấn luyện (cười) - Anh Tuấn vui vẻ thố lộ.
Ngày 10-6 vừa qua, Kato lại có mặt tại Cung VHLĐ. Anh cho biết: “Tôi ngụ tại tỉnh Saitama (nơi sẽ đăng cai giải vô địch đồng đội châu Á lần thứ 9), cách thủ đô Tokyo khoảng 200km. Cha tôi là HLV bóng chuyền. Hiện Nhật Bản có 4 Liên đoàn pétanque khu vực, nhưng sân bãi, điều kiện tập luyện không thuận lợi như ở TPHCM và cũng chưa có chế độ tập trung đội tuyển quốc gia như các bạn. Tại khu vực tôi ở, mỗi lần đi tập thì phải đến sân tại nhà vị Chủ tịch Liên đoàn”.
Dù đã tốt nghiệp cấp 3, nhưng Kato chưa muốn học tiếp vì quá mê pétanque. Anh bộc bạch: “Môn thể thao này có sức hút kỳ lạ. Chơi nó không chỉ phát triển thể lực mà còn rèn luyện trí tuệ và tâm lý. Không biết tính toán hoặc tâm lý hơi dao động là không thể thực hiện kỹ thuật chính xác. Qua mấy đợt tập luyện tại đây, tôi cảm thấy mình tiến bộ rõ rệt. Thế nên, tôi sang đây lần này tập huấn cho đến đầu tháng 7 để tham gia giải tuyển chọn vận động viên dự giải đồng đội châu Á lần thứ 9”.
Chuyện vượt đường xa “tầm sư học đạo” của Kato Kenji gợi chúng tôi nhớ đến môn bóng đá. Hồi đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, bóng đá miền Nam Việt Nam hơn hẳn Nhật, nhưng nay thì ngược lại. Liệu điều này có xảy ra với môn pétanque trong tương lai?!
THIỆN TÂM
Các tin, bài viết khác
-
Lịch thi đấu lượt về vòng 1/16 Europa League: Cơ hội cho Milan, Arsenal và Leicester
-
Tiền đạo Trần Danh Trung sang Nhật Bản ‘du học’
-
Quả bóng vàng futsal 2017 Phùng Trọng Luân cập bến Zetbit Sài Gòn FC
-
Sứ mệnh bóng đá của Sài Gòn FC: Không ngại Cao Văn Triền sang Nhật, HLV Vũ Tiến Thành ra Bắc làm PVF
-
LS V-League 2021 dự kiến kết thúc ngày 19-9
-
'Cỗ máy quét' của Đà Nẵng trở lại
-
Đấu kiếm Việt Nam tự tin đột phá
-
Jamal Musiala, sao trẻ Bayern lảng tránh Tam sư để chọn tuyển Đức
-
“Siêu hổ” Tiger Woods bị tai nạn xe hơi nghiêm trọng
-
Australia và Qatar rút khỏi Copa America