Đến khi Nguyễn Minh Phương nói lời chia tay với đội tuyển Việt Nam, qua một loạt thống kê mới biết anh chiếm lĩnh những thành tích tốt nhất đối với cá nhân một cầu thủ. Nếu như Minh Phương không đang là tuyển thủ quốc gia, không đưa ra lời chia tay ở một thời điểm được quan tâm, không rõ những thống kê trên có khiến nhiều người chú ý không.
![]() |
Tiền vệ Nguyễn Minh Phương nhận danh hiệu Quả bóng bạc năm 1997. Ảnh: NGUYỄN NHÂN |
Hình như ngoài giải thưởng Quả bóng vàng do Báo SGGP tổ chức, suốt mấy chục năm qua, chẳng thấy tổ chức quản lý bóng đá nước nhà chú ý đến những tài năng, người đã đóng góp sức lực và cả những quyền lợi cá nhân cho quốc gia. Gần như không có những trận đấu tôn vinh hoặc chia tay một cầu thủ đặc biệt khi họ rời sân cỏ như bóng đá thế giới vẫn thường làm. Cũng chưa có hình thức vinh danh chính thức nào từ phía Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Thậm chí, cả những thống kê cũng xuất phát từ báo chí là chính.
Cầu thủ lên tuyển là làm nghĩa vụ quốc gia, không hưởng quyền lợi đặc biệt nào. Việc vinh danh cho họ, chắc chắn cũng chẳng đem cho họ lợi ích vật chất nào nhưng sẽ cực kỳ quan trọng và ý nghĩa.
HAI SÀI GÒN
Các tin, bài viết khác
-
V-League 2022: Chăm bẵm cái gốc
-
Những ‘ông già’ V-League 2022
-
Thanh Hóa không có HLV Petrovic trong chuyến làm khách trên sân Quy Nhơn
-
Cúp Quốc gia nữ 2022: CLB TPHCM I lại gặp Hà Nội I chung kết
-
Hà Tĩnh – Nam Định (18g ngày 19-8): Cuộc đào thoát của nhóm cuối bảng xếp hạng
-
Hanoi FC cho CLB Công an nhân dân mượn ‘sao’ U23 Việt Nam đá giải hạng Nhất
-
Viettel FC – SLNA (19g15, ngày 19-8): Thử thách của nhà vô địch
-
CLB TPHCM: ‘Lính cứu hỏa’ Trương Việt Hoàng
-
U20 Việt Nam thua U20 Nhật Bản 0-5
-
Festival bóng đá cựu cầu thủ 3 miền