Như vậy, Viettel đã hoàn thành dự án đúng thời hạn so với yêu cầu của Thủ tướng triển khai trong vòng 6 tháng, tăng trưởng hơn 80% so với số lượng trạm thu phí không dừng thực hiện trong 4 năm trước đó..
Viettel đã đưa vào những công nghệ hiện đại nhất, như: Nhận diện và xử lý hình ảnh (OCR), giúp cho việc đăng ký sử dụng dịch vụ của khách hàng chỉ khoảng 3 phút. Hệ thống tính cước thời gian thực (OCS) do Viettel tự nghiên cứu phát triển, giúp cho thời gian lưu thông xe qua trạm giảm 60 lần so với thời gian trả phí bằng tiền mặt. Giải pháp thanh toán trực tuyến khi kết nối với ViettelPay giúp khách hàng không cần nạp tiền vào tài khoản giao thông.
Ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT, đánh giá, Hệ thống thu phí tự động ePass sẽ là một đòn bẩy giúp phổ cập dịch vụ thu phí không dừng trên toàn quốc, tiến đến phát triển giao thông số tại Việt Nam. Ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, cam kết: Viettel sẵn sàng cùng Bộ GTVT xây dựng và phát triển dữ liệu của ngành; Phát triển các nền tảng tích hợp, kết nối liên thông dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; Nền tảng quản lý thu phí, thanh toán điện tử trong giao thông;… Những nền tảng này sẽ sớm đưa Việt Nam đứng trong tốp quốc gia phát triển giao thông thông minh của thế giới và khu vực.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Công ty Đại Đông Hồ tiếp tục chương trình thiện nguyện hướng về miền Trung
-
Giải bóng đá Kết nối Nhà trường – Doanh nghiệp – Sở Ban Ngành năm 2021
-
Từ 'huyền thoại giày chạy' tới 'biểu tượng khai phóng năng lượng'
-
Gala Sút 2020: Ngày hội của bóng đá trẻ Việt Nam
-
Cuộc thi Bông lúa vàng 2020 'Tỏa sáng tài năng cải lương': Người đẹp Bình Dương toả sáng
-
Phong cách sống #BFB: Built for Brilliance cùng ZenBook Flip Series
-
Samsung ra mắt Galaxy A12 và A02s có 4 camera ưu việt, dung lượng pin vượt trội
-
Viettel cung cấp dịch vụ 5G tại thành phố Thủ Đức
-
Ford tôn vinh sức mạnh và lối sống “chất” của chủ xe Ranger
-
Điểm nhấn tinh tế trong bộ sưu tập Manchester United mới của Kohler