Cho đến thời điểm này, bản hợp đồng giữa VFF và AVG vẫn là một bí ẩn lớn nhưng chắc chắn, nó đã chứa đựng không ít điều bất hợp lý mà các ông bầu - nhà kinh doanh tại VPF đã biết nên kiên quyết không chấp thuận.
Theo một tiết lộ mới đây của chính AVG, thậm chí cái mà VFF bán cho đơn vị này còn lớn hơn cả “bản quyền truyền hình”, tức là một sản phẩm cụ thể. Theo tiết lộ đó, đây là một dạng hợp đồng nhượng toàn bộ thương quyền về hình ảnh của các giải đấu cho AVG, theo cách mà FIFA đã áp dụng từ World Cup 2006. Theo đó, AVG có thể kinh doanh mọi thứ từ truyền hình đến âm thanh và cả hình ảnh được sử dụng báo chí.
Căn cứ theo các thông tin trên, AVG giống như là đơn vị được VFF giao trọn quyền khai thác thương quyền chứ không đơn thuần chỉ là một đài truyền hình mua bản quyền các trận đấu. Với điều kiện đó, AVG có thể chẳng cần sản xuất ra cái gì mà vẫn có thể thu phí. Phải chăng vì thế mà hiện nay, AVG chỉ trực tiếp sản xuất hình ảnh 1-2 trận đấu, số còn lại ai cần thì phải thỏa thuận với họ để được nhượng quyền.
Vì lẽ đó, không khó hiểu tại sao VPF muốn lấy lại bản quyền truyền hình bởi nếu những tiết lộ trên là đúng thì VPF chẳng còn cái gì có thể kinh doanh ở các giải đấu do họ quản lý ngoài việc bán tài trợ, quảng cáo.
ĐĂNG LINH
- Thông tin liên quan:
Các tin, bài viết khác
-
Nguyễn Anh Đức tái xuất cùng đội tuyển Việt Nam
-
Đội U23 Việt Nam lên đường sang UAE
-
Xuân Trường, Tuấn Anh. Tấn Trường… không có tên ở ĐT Việt Nam
-
Bóng đá Việt Nam và Thái Lan lại gặp nhau ở giải trẻ
-
U23 Việt Nam lại hội quân chuẩn bị tái đấu cùng U23 Thái Lan
-
AFF Cup có nhà tài trợ mới
-
FIFA ấn định thời gian và địa điểm bốc thăm chia bảng VCK World Cup nữ 2023
-
Việt Nam đăng cai vòng loại bảng U17 châu Á 2023
-
Đội tuyển Việt Nam sẽ so tài cùng đội Afghanistan tại TPHCM
-
Quang Hải vào “khoác áo” CLB Cần Thơ