U19 Việt Nam và U19 Thái Lan có đáng bị chỉ trích?

Trong bảng đấu có sự xuất hiện của chủ nhà U19 Indonesia và đối thủ mạnh U19 Thái Lan, việc U19 Việt Nam giành vé vào bán kết Giải U19 Đông Nam Á 2022 là điều đáng mừng...

U19 Việt Nam "nắm tay" U19 Thái Lan vào bán kết Giải U19 Đông Nam Á 2022. ẢNH: PHAN HỒNG
U19 Việt Nam "nắm tay" U19 Thái Lan vào bán kết Giải U19 Đông Nam Á 2022. ẢNH: PHAN HỒNG

Trao đổi với giới truyền thông vào tối 10-7, HLV Đinh Thế Nam cũng thể hiện niềm khi cùng các học trò vượt qua bảng đấu đầy khó khăn. Tuy nhiên, cái cách giành tấm vé đi tiếp của U19 Việt Nam đang nhận về 2 chiều phản ứng dư luận.

Sự việc được đẩy cao trong 15 phút cuối trận giữa U19 Việt Nam - U19 Thái Lan. Sau bàn thắng gỡ hòa 1-1 của Khuất Văn Khang ở phút 77, các cầu thủ đôi bên không còn cảm hứng chơi bóng. Bởi kết quả hiện tại vừa đủ đưa 2 đội vào bán kết. Các học trò HLV Đinh Thế Nam chủ động giữ bóng và chuyền qua lại ở phần sân nhà, trong khi đối thủ nằm sân liên tục để kéo dài thời gian. Hiệp 2 có 3 phút bù giờ, nhưng thời gian “bóng chết” chiếm nữa phần. Dù vậy, trọng tài chính cũng biết ý nên cắt còi đúng 3 phút.

 Sau khi biết U19 Việt Nam và U19 Thái Lan hòa có tỉ số để “nắm tay” nhau đi tiếp và trực tiếp loại U19 Indonesia, HLV Shin Tae-yong (U19 Indonesia) thừa nhận bản thân cảm thấy xúc phạm. Thái độ thi đấu của 2 đội đi ngược tiêu chí Fair-play của FIFA (Liên đoàn Bóng đá thế giới), và HLV Shin Tae-yong không dưới 2 lần nhắc chữ “Fair-play” ở buổi họp báo sau trận.

 Bóng đá thế giới đầy rẫy trường hợp dàn xếp để loại đối thủ còn lại. Như trận hòa 2-2 của Đan Mạch trước Thụy Sỹ ở vòng bảng EURO 2004 để loại Italia và cùng nhau đi tiếp. Hay các cầu thủ Nhật Bản cố tình đá bóng qua lại sân nhà để kéo dài thời gian ở trận gặp Ba Lan, qua đó giành vé vào vòng 1/8 World Cup 2018... 

U19 Việt Nam và U19 Thái Lan có đáng bị chỉ trích? ảnh 1 Các cầu thủ U19 Indonesia khóc vì bị loại tức tưởi. ẢNH: PSSI
Dù vậy, cũng cần nhìn 2 mặt vấn đề. U19 Việt Nam và U19 Thái Lan không dại phải gồng mình lên cuối trận để ghi bàn. Bởi nguy cơ rủi ro rất cao: Có thể bị phản công và thua bàn quyết định, bị ảnh hưởng đến thể lực, có thể thiệt quân nếu giành vé vào bán kết... Nên 2 đội chọn cách đá đầy phản cảm với CĐV trung lập là điều dễ hiểu. Chưa kể mật độ thi đấu dày đặc 2 ngày/trận buộc cả cần phải toán tính cho đường dài... Nhất là khi U19 Indonesia có lợi thế sân nhà, được đánh giá cao vì đang đầu tư trọng điểm cho U20 World Cup 2023. U19 Việt Nam và U19 Thái Lan hiểu được nội lực của đội chủ nhà, nên bớt được đối thủ mạnh trên con đường vô địch dễ thở hơn!
Mà nhắc đến lợi thế sân nhà, cũng phải hỏi ngược lại U19 Indonesia. Đoàn quân của HLV Shin Tae-yong đã chơi hay, nhưng không biết cách tận dụng lợi thế sân nhà để giải quyết 2 đối thủ cạnh tranh. Mặt khác với tư cách chủ nhà, Ban tổ chức Indonesia có thể chọn tính hiệu số bàn thắng bại để giữ “lửa” tấn công cho các đội, thay vì tính đối đầu trực tiếp khả năng dàn xếp cao. Và U19 Indonesia đã nhận về kết đắng ấy!

Tin cùng chuyên mục