Ừ, thì thua

1. Ở lứa tuổi như U.16, hôm trước thắng lớn, hôm nay thua ngược; hoặc dẫn trước 3-1 mà để gỡ hòa 3-3 chỉ trong vài phút cũng là điều có thể giải thích. Yếu tố kinh nghiệm cũng như sự ổn định là điều luôn thiếu trong bóng đá trẻ.

1. Ở lứa tuổi như U.16, hôm trước thắng lớn, hôm nay thua ngược; hoặc dẫn trước 3-1 mà để gỡ hòa 3-3 chỉ trong vài phút cũng là điều có thể giải thích. Yếu tố kinh nghiệm cũng như sự ổn định là điều luôn thiếu trong bóng đá trẻ.

Thế nên, theo chúng tôi, chuyện đánh mất chức vô địch trong vài phút ngắn ngủi của đội U.16 Việt Nam chẳng tốt cũng chẳng xấu. Nó chẳng đem lại một bài học gì ngoài một kỷ niệm “khó nuốt” nơi các cầu thủ trẻ vốn vẫn dễ bị tổn thương về mặt tâm lý. Không vì trận thua này mà họ sẽ “cẩn thận” hơn ở một lần khác sau này, cũng không vì thế mà họ sẽ bị tác động tiêu cực cho sự phát triển của mình. Mọi thứ tùy thuộc vào những trải nghiệm trong quá trình học tập sắp đến và cách mà người lớn sẽ “sử dụng”.

Bóng đá Việt Nam “tệ” nhất là ở chỗ này. Cứ sau 1 trận đấu, lại “đòi rút kinh nghiệm”, rồi đưa ra những điểm này, điểm nọ để… khắc phục. Chúng ta quên mất, đào tạo trẻ là một quá trình. Dù có thấy được những điều tốt, hoặc những điều chưa tốt trong 1 trận đấu cụ thể thì cũng chẳng thể sửa chữa nó một cách nhanh chóng nếu không nói là không thể làm  được.

Nói ví dụ: Rõ ràng là đội U.16 Việt Nam rất có triển vọng. Kỹ năng chơi bóng của các em thuần thục và vượt trội so với các đồng nghiệp cùng trang lứa bên phía U.16 Australia. Tuy nhiên, không thể biết trước tương lai cầu thủ của 2 đội ra sao ở tuổi 20-23. Giả sử như U.16 Việt Nam đã gần kết thúc chương trình đào tạo nên sự chững chạc rõ nét hơn trong khi U.16 Australia thì còn 2-3 năm nữa mới hoàn thành chương trình. Tóm lại, có “suýt vô địch” thì cũng chẳng nói được điều gì. Tương tự, thua như thế cũng chẳng sao cả.

2. Chức vô địch giải giao hữu tại Myanmar vừa qua của đội tuyển Việt Nam là lần gần nhất mà một đại diện của bóng đá Việt Nam thắng được trận chung kết. Có một thực tế rất buồn là cứ vào đến các trận chung kết, cứ chắc chắn là Việt Nam sẽ thua, và không biết bao nhiêu lần, là… thua theo kiểu “tự sát”.

Đây là lý do mà chúng tôi cho rằng hệ thống đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam không phải là không tốt nhưng nó bị sai qui trình và có vẻ như là thiếu phương pháp khoa học. Trước đây, hay có chuyện “ăn gian tuổi”, kiểu như U.16 nhưng thực ra là đã 17-18 tuổi. Sau này, chuyện tuổi tác đỡ hơn nhưng lại phát sinh chuyện “nhảy cóc” giáo trình đào tạo. Ví dụ như tầm U.16 còn vừa học văn hóa vừa tập kỹ thuật thì có khi các lò đã chuyển sang chơi chiến thuật, đá đối khác thường xuyên nhằm  đẩy nhanh thời gian “ra trường” của các cầu thủ.

Việc để thua các trận đấu quan trọng, thua ở những thời điểm… không được thua không chỉ do yếu tố kinh nghiệm mà còn nằm ở tư duy và tâm lý của cầu thủ. Có khi chúng ta thua chỉ vì “máu” thắng quá nên cứ co về phòng ngự bảo toàn tỷ số trong khi ở lứa tuổi nào đó, cứ đá thoải mái, “thua thì thôi” lại tốt hơn?!

U.16 Australia (trái) với bản lĩnh của mình đã có cú ngược dòng ấn tượng.

Nỗi buồn thất bại của U.16 Việt Nam. Ảnh: EURO

HỒ VIỆT

In trangVề đầu trangIn trangVề đầu trangIn trangIn trangVề đầu trangIn trangVề đầu trangVề đầu trang

Các tin, bài viết khác

Tin cùng chuyên mục