Tổng cục TDTT và Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (VTF) cho biết sẽ phạt VĐV Lý Hoàng Nam vì “tạo ra tiền lệ xấu” khi không chấp hành lệnh triệu tập lên tuyển quốc gia thi đấu Davis Cup. Tuy nhiên, theo chúng tôi, án phạt đó (nếu có) cũng chẳng phải là một tiền lệ tốt đẹp gì trong quá trình phát triển thể thao chuyên nghiệp của Việt Nam.
Cũng cần biết rằng, thành công của tay vợt mới 16 tuổi mà đã 2 lần vô địch quốc gia này chủ yếu đến từ thành công trong việc xã hội hóa môn quần vợt. Đến thời điểm này, Lý Hoàng Nam chưa phải nhờ cậy gì ở VTF hoặc ngân sách. Điều này cho thấy, quyết định của cơ quan chủ quản cũng như HLV trực tiếp của Lý Hoàng Nam cần được các nhà quản lý tôn trọng. Như trường hợp của đội U.19 Việt Nam. Đây là thành quả của một lò đào tạo tư nhân và VFF buộc phải tôn trọng các quyết định của bầu Đức trong việc tiếp tục đầu tư để các em thành tài. Không thể lấy yếu tố “nghĩa vụ quốc gia” để ép đội U.19 phải có ngay thành tích hoặc phải tham giải vô địch quốc gia, trong khi các em có điều kiện khác tốt hơn để phát triển tài năng. Trên thực tế, CLB Hoàng Anh Gia Lai vẫn cử một đội trẻ khác dự Giải U.19 quốc gia 2014 thay cho lứa cầu thủ tại học viện chuẩn bị sang châu Âu tập huấn.
Lý Hoàng Nam là một trường hợp đặc biệt. Ngay lý do mà phía cơ quan chủ quản lẫn HLV đưa ra để từ chối lên tuyển cũng nhằm đáp ứng kế hoạch tập luyện và thi đấu của cá nhân VĐV này, để giúp cho sự nghiệp của Lý Hoàng Nam chứ không phải là cãi quyết định lãnh đạo. Hơn nữa, trong thế giới thể thao chuyên nghiệp, nhất là ở các môn cá nhân, kế hoạch thi đấu của VĐV thường ưu tiên nhiều hơn các nội dung tập thể. Vẫn còn nhiều thời gian để Lý Hoàng Nam khoác áo quốc gia dự Davis Cup sau này, nhưng việc đánh giải kiếm điểm cá nhân của anh thì không thể trì hoãn. Chưa tìm được tiếng nói chung với nhau thì cũng đừng vội lấy quyền hạn của mình để phạt VĐV, bởi điều đó chẳng khác nào tạo ra tiền lệ không tốt cho những tài năng khác. Ngay Liên đoàn Quần vợt thế giới (ITF) cũng đâu có yêu cầu nhà vô địch quốc gia phải dự Davis Cup, hà cớ gì VTF tuyên bố sẽ báo cáo lên ITF cấm thi đấu quốc tế đối với Lý Hoàng Nam, một VĐV đang theo đuổi quần vợt chuyên nghiệp?
Câu chuyện của Nguyễn Tiến Minh chơi tốt ở những giải chuyên nghiệp quốc tế trong vai trò cá nhân nhưng lại thất bại khi gặp sức ép về “nghĩa vụ quốc gia” tại các kỳ SEA Games là một ví dụ. Xin nhớ là thành công ở tư cách nào thì thành tích của VĐV cũng làm rạng danh thể thao nước nhà.
YẾN PHƯƠNG
Các tin, bài viết khác
-
Roland Garros: Rafael Nadal “thử” chấn thương trong buổi tập đầu, Carlos Alcaraz đau nỗi đau người anh lớn
-
“Nữ Hoàng tối thượng” Iga Swiatek: Kế thừa thần thái Serena Williams, thắng 28 trận và 5 danh hiệu liên tiếp
-
Novak Djokovic thắng trận thứ 1.001, giành danh hiệu đầu tay 2022: Vẹn nguyên giá trị trên mặt sân đất nện
-
Rome Masters: Novak Djokovic thắng Stan Wawrinka ở “chương thứ 26”, nhưng lỡ hẹn với Rafael Nadal
-
Do thiếu các tay vợt Nga - Belarus: Wimbledon sẽ không được ATP tính điểm?
-
Madrid Masters: Loại cả Rafael Nadal lẫn Noval Djokovic, “King” Carlos Alcaraz xứng danh Anh hùng
-
Andy Murray nối gót Rafael Nadal: “Không ủng hộ” việc cấm các tay vợt Nga - Belarus tham dự Wimbledon
-
Nguyễn Văn Phương đăng quang giải quần vợt VTF Masters 500
-
Nhà vô địch Grand Slam trẻ dự SEA Games
-
"Cựu Nữ hoàng WTA” Victoria Azarenka: Kêu gọi phản ứng với quyết định cấm tay vợt Nga - Belarus tham dự Wimbledon