Đây không phải là điều mới mẻ. Từ năm 2014 đến nay, trong các tốp 3 QBV nam, chỉ duy nhất một Nguyễn Anh Đức gốc phương Nam có mặt (1 lần đoạt QBV và 2 lần đoạt QBB). Các danh hiệu còn lại đều thuộc về những cầu thủ quê quán từ Hà Tĩnh đổ ra.
Tất nhiên, ở đây không nói về câu chuyện vùng, miền, mà muốn đề cập đến sự dịch chuyển rất lớn về khía cạnh tài năng. Trong cơ cấu của bóng đá Việt, ở V-League vẫn có đến 6/14 đội bóng từ Đà Nẵng đổ vào, còn tại giải hạng nhất thì con số này là 10/12 đội. Nghĩa là bóng đá phía Nam vẫn duy trì về số lượng nhưng nếu nhìn từ góc độ cá nhân thông qua giải thưởng QBV, chúng ta sẽ phát hiện ra chi tiết đáng để suy nghĩ. Rõ ràng, bóng đá phong trào từ miền Trung trở vào vẫn phát triển tốt, nhưng chất lượng con người thì sa sút.
Để thấy rõ hơn, hãy quay đến kỳ bầu chọn QBV năm 2012, khi đó 3 cái tên Huỳnh Quốc Anh (QBV), Lê Tấn Tài (Khánh Hòa), Nguyễn Minh Phương (Đà Nẵng) là người miền Trung và Nam. Rồi trong 18 danh hiệu QBV được trao trước đó, thì hết 9 là cầu thủ thuộc các đội bóng phía Nam. Và đương nhiên, đó cũng là thời gian mà các CLB phía Nam phát triển mạnh, thâu tóm phần lớn các danh hiệu vô địch quốc gia, cũng như chiếm đa số tuyển thủ quốc gia.
Nhân tài không tự nhiên xuất hiện, đó là kết tinh của hoạt động đào tạo chất lượng và sự phát triển của hệ thống thi đấu đỉnh cao. Thế nên, nếu từ năm 2013 đến nay mà bóng đá phía Nam không có ai ngoài Nguyễn Anh Đức lọt vào tốp 3 QBV, thì có thể khẳng định khâu phát hiện tài năng, cách vận hành hoạt động bóng đá cấp CLB và địa phương đang có vấn đề.
Có một thời, từ Đồng Tháp đến An Giang, Long An rồi TP.HCM, cầu thủ giỏi nhiều đến mức phải đem cho các CLB phía Bắc mượn. Giờ thì ngay cả “lò” HA.GL, mang tiếng là đội bóng miền Trung nhưng các ngôi sao của họ như Xuân Trường (Tuyên Quang), Tuấn Anh (Thái Bình), Công Phượng (Nghệ An)… cũng là tài năng phía Bắc. Tại sao các cậu bé phía Nam lại không còn mê bóng đá?
Tại sao các CLB phía Nam vẫn rất đông đào nhưng chỉ đủ năng lực thi đấu đông đúc ở hạng nhất, hạng nhì chứ không thể vươn lên V-League? Ngoài yếu tố kinh tế, liệu có vấn đề gì liên quan đến tố chất hay tư duy chơi bóng của cầu thủ phương Nam hay không? Tại sao bóng đá nữ, futsal vẫn làm tốt nhưng bóng đá nam thì không? Đó là những câu hỏi rất đáng để những nhà quản lý bóng đá nghiên cứu nhằm tránh một sự bất hợp lý về cán cân bóng đá trong tương lai.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Cùng vui Tết với các cựu cầu thủ gặp hoàn cảnh khó khăn
-
MASU, bạn đồng hành mới của Quả bóng vàng Việt Nam
-
Quả bóng Bạc Futsal 2020 Hồ Văn Ý: Tuổi trẻ tài cao!
-
Huỳnh Như: Tôi phải nối tiếp thành tích của các chị Kim Chi và Kiều Trinh
-
Nguyễn Minh Trí: QBV Futsal là động lực để quyết tâm giành vé dự World Cup
-
Khổng Đình Hùng: Sau nỗi buồn là niềm vui và sự tự hào
-
Bà xã Văn Quyết không bất ngờ khi chồng đoạt QBV Việt Nam 2020
-
Văn Quyết: Đoạt QBV không chỉ khát khao mà còn là trách nhiệm
-
Các cầu thủ Nguyễn Văn Quyết, Huỳnh Như và Nguyễn Minh Trí chia sẻ cảm xúc sau khi nhận danh hiệu cao nhất tại Quả bóng vàng Việt Nam 2020
-
Kết quả Giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam 2020