Thời gian đầu của V-League, người ta nói vui giải đấu này là một “tổng công trình của ngành xây dựng” với sự tham gia của gạch, gỗ, thép, tôn, xi măng… Đấy cũng là thời bùng phát của thị trường bất động sản. Kế đến là thời kỳ có đến 70% các ngân hàng thương mại đổ tiền trực tiếp hoặc gián tiếp vào bóng đá.
Xâu chuỗi lại, bóng đá chuyên nghiệp ở nước ta sống nhờ các nguồn tiền mang tính thời thượng và đến nay khi những lĩnh vực kinh doanh đó không còn tốt thì bóng đá bị ảnh hưởng trầm trọng, có khả năng dẫn đến đổ vỡ.
Điều đáng nói là ở thời kỳ phôi thai, V-League đã thu hút được một loạt thương hiệu thuộc lĩnh vực kinh doanh ổn định hơn như nước giải khát, bánh, điện tử cũng như có sự tham gia của một số thương hiệu đa quốc gia như Samsung, Tiger Beer, Pepsi… Những sản phẩm này đã và đang tài trợ cho bóng đá trên toàn thế giới, bởi lúc nào họ cũng có nhu cầu tiếp thị bán hàng. Thay vì nhân rộng và tiếp thị thêm đa dạng sản phẩm, các CLB lại được phát triển trên các nguồn tiền thời thượng để đánh mất sự ổn định. Để rồi bây giờ, đến 99% các CLB không hề có bộ phận phát triển kinh doanh, tiếp thị nhằm thu hút các nguồn thu sau khi những ngành thời thượng rút dần ra khỏi đầu tư bóng đá
Hai Sài Gòn
Các tin, bài viết khác
-
Đội tuyển Việt Nam vào TPHCM
-
HLV Park Hang-seo tỏ ý muốn Hoàng Đức xuất ngoại sớm
-
Đội tuyển nữ quốc gia Australia dự AFF Cup nữ 2022
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp hai HLV Park Hang-seo và Mai Đức Chung
-
U23 Việt Nam không có gì phải áp lực
-
Tuyển thủ bóng đá nữ Huỳnh Như được tuyên dương, mừng công
-
U23 Việt Nam rèn chiến thuật trước trận gặp UAE
-
Đội tuyển Việt Nam đủ lực lượng trước khi di chuyển vào TPHCM
-
Huỳnh Như và các đồng đội chuẩn bị gặp đội tuyển nữ Pháp
-
Những hợp đồng ‘bom tấn’ đầu tiên của bóng đá nữ Việt Nam