Khán giả có tiếp tục được xem trực tiếp V-League? Câu trả lời vẫn đang bỏ ngỏ

Sau rất nhiều thông tin khác nhau về việc An Viên Group (AVG) thâu tóm bản quyền truyền hình thể thao trong nước, ngày 18-12, AVG đã tổ chức họp báo tại Hà Nội. Rất nhiều vấn đề xung quanh việc trong thời gian tới truyền hình trực tiếp các trận thi đấu bóng đá trong nước sẽ được thực hiện như thế nào, đã được các phóng viên đặt ra với Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG, ông Phạm Nhật Vũ.

Sau rất nhiều thông tin khác nhau về việc An Viên Group (AVG) thâu tóm bản quyền truyền hình thể thao trong nước, ngày 18-12, AVG đã tổ chức họp báo tại Hà Nội. Rất nhiều vấn đề xung quanh việc trong thời gian tới truyền hình trực tiếp các trận thi đấu bóng đá trong nước sẽ được thực hiện như thế nào, đã được các phóng viên đặt ra với Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG, ông Phạm Nhật Vũ.

° Phóng viên: Bản quyền truyền hình của AVG ký kết với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bắt đầu từ năm 2011. Việc tác nghiệp và phát sóng của các đài truyền hình ở các trận đấu sẽ ra sao?

° Ông PHẠM NHẬT VŨ: Theo hợp đồng chúng tôi ký kết với các liên đoàn thể thao, trong trường hợp những trận đấu mà AVG không truyền hình trực tiếp hoặc chưa bán bản quyền thì đài truyền hình địa phương được vào sân tác nghiệp và truyền hình trực tiếp mà không phải trả phí bản quyền. Cũng theo hợp đồng này, những trận đấu tại địa phương nơi có câu lạc bộ địa phương đó tham gia mà AVG làm truyền hình trực tiếp thì đài truyền hình địa phương đó được tiếp sóng miễn phí, tất nhiên với điều kiện là phải phát sóng cả những chương trình quảng cáo trước, giữa và sau trận đấu. Nếu các đài truyền hình muốn tiếp sóng “sạch” - không có quảng cáo xen lẫn thì cần phải trả quyền bản quyền với các thỏa thuận riêng.

° Khán giả sẽ được xem V-League mùa giải 2011 trên kênh nào, kéo dài bao lâu?

° AVG chưa đưa ra thời điểm phát sóng dịch vụ chính thức bởi quan điểm chúng tôi là khi đưa nội dung ra là phải hấp dẫn. Trước hết trong năm 2011, AVG xác định chịu lỗ vì đã bỏ ra 6 tỷ đồng/năm tiền mua bản quyền V-League. Trong trường hợp nếu AVG vào sân tác nghiệp thì sẽ cho các đài truyền hình tiếp sóng mà không lấy lãi, chỉ lấy lại phần “vốn” bỏ ra để có chương trình. Nhưng khán giả có xem được hay không xem được còn do kỹ thuật. Có khả năng chúng tôi truyền, các đài không thể nhận được.

° Trong thời gian đó, AVG có độc quyền không? Và AVG có hỗ trợ thêm cho các liên đoàn nếu trượt giá?

° Chúng tôi dùng trong hợp đồng những từ “toàn diện, duy nhất”. Tôi không thích từ “độc quyền” bởi độc quyền hiểu theo nghĩa là một mình mình làm, cho ai thì cho, không cho thì thôi. Nhưng xét tới cùng về mặt luật pháp, tôi có cơ sở để khẳng định mình là đầu mối duy nhất. Một đầu mối sẽ dễ chia sẻ, đàm phán, các liên đoàn và các đài sẽ đỡ khổ, đỡ vất vả.

Sau 5 năm, nếu thấy có vấn đề chúng tôi sẽ đàm phán lại theo tiêu chí đôi bên và các bên cùng có lợi. Đó là mong muốn, quyết tâm của chúng tôi. Tôi tin chắc tất cả chúng tôi đều coi mục đích hàng đầu là vì thể thao Việt Nam.

° Khi AVG cung cấp đầu thu kỹ thuật số liệu có xảy ra việc đầu thu liên tục thay đổi, khiến người dùng phải liên tục mua các đầu thu đời sau mới xem được?

° Chắc chắn là chúng tôi không làm như thế. Đầu thu của chúng tôi ổn định về mặt công nghệ, tính toán tích hợp kỹ thuật lâu dài… để không làm ảnh hưởng đến người dân

THU HÀ

>> VFF bán bản quyền V-League cho AVG trong 20 năm: Người hâm mộ chịu thiệt?

>> Từ chuyện AVG muốn thâu tóm bản quyền truyền hình của 20 Liên đoàn thể thao: Háo hức một cách... dè dặt!

Tin cùng chuyên mục