Ngay trong quý 2 này, nhiệm vụ của các nhà quản lý thể thao Việt Nam là phải xây dựng xong Đề án tổ chức Đại hội TDTT toàn quốc lần 8-2018…
1. Có một thực tế, bước qua 7 kỳ Đại hội TDTT toàn quốc đã tổ chức, thể thao Việt Nam đã và được yêu cầu ngày càng phải đổi mới hơn trong công tác tổ chức, thực hiện để đưa thể thao đi đúng với thực chất hơn. Kỳ Đại hội lần thứ 7 khép lại tại Nam Định tháng 12 năm ngoái cũng để lại không ít ý kiến từ nhà quản lý chuyên môn.

Đoàn TPHCM trong buổi khai mạc Đại hội TDTT toàn quốc lần 7-2014 vừa qua. Ảnh: T.L.
Tựu trung lại tất cả vẫn mong mỏi phải có đổi mới. Theo thực tế, khi thể thao thế giới đã bước qua giai đoạn phát triển khác (chúng ta có thể nhìn thấy thông qua những kỳ Olympic, đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung, Asian Games…) thì mô hình theo kiểu cũ như hiện nay là không phù hợp. Đành rằng, tiêu chí của Đại hội TDTT toàn quốc chính là để hướng người dân tăng cường tập luyện thể thao để gia tăng sức khỏe, nhưng chính việc tổ chức quá nhiều môn thi đấu ở nhiều nơi khiến bị dàn trải.
Đồng thời, nhiều địa phương không có chương trình đào tạo VĐV trong 4 năm mà chỉ chạy tìm người khi đại hội gần kề dẫn tới thành tích không thật, không phản ánh đúng quá trình đào tạo VĐV của các địa phương. Đã có 7 lần được tổ chức, kinh nghiệm của nhà quản lý hiển nhiên có. Vậy, lần thứ 8 liệu có đổi khác.
Còn 3 năm nữa là Đại hội TDTT lần thứ 8 sẽ được tổ chức. Quãng thời gian ấy hoàn toàn không nhiều. Sau Đại hội TDTT toàn quốc lần 7, sau 3 tháng, sự vụ taekwondo của TPHCM được đưa ra phản ánh. Người làm nghề đều hiểu, đó là mặt trái của căn bệnh thành tích tại Đại hội TDTT toàn quốc mà chúng ta chưa thể giải quyết.
|
2.
Trong một số Đại hội TDTT toàn quốc đã được tổ chức nhiều năm trở lại đây, mặc dù một địa phương được chọn là chủ nhà. Tuy nhiên, đây hoàn toàn mang nghĩa địa điểm chính, còn công tác tổ chức và thi đấu các môn thể thao được BTC làm ở các địa phương xung quanh. Đã có ý kiến cho rằng, phần nào ở việc tổ chức như vậy khiến công tác tổ chức dàn trải và khá tốn kém.Để trở thành chủ nhà của một Đại hội TDTT toàn quốc, đơn vị địa phương phải hội tụ nhiều điều kiện, nhất là cơ sơ vật chất thi đấu, nơi ăn ở, đi lại. Nhiều địa phương vệ tinh, khi được “chia sẻ” là nơi tổ chức một số môn thì dễ gặp mượn cớ đại hội để xin ngân sách xây công trình lớn. Sau đại hội, những công trình ấy lại không có mục tiêu xa, không có kế hoạch khai thác, chưa phục vụ tốt cho dân sinh dẫn đến lãng phí.
Trước đó, trong tháng 11 năm ngoái, về cơ bản thì Đại hội lần thứ 8 -2018 được đồng ý tổ chức tại An Giang nhưng được lưu ý, kinh phí tổ chức Đại hội lần 8-2018 chủ yếu do địa phương đăng cai tự cân đối từ ngân sách địa phương và từ các nguồn thu hợp pháp khác, ngân sách có thể hỗ trợ một phần tùy theo điều kiện cụ thể trong từng thời điểm, hạn chế tối đa việc đầu tư xây dựng mới các công trình thể thao từ nguồn ngân sách Nhà nước.
NGUYỄN ĐÌNH
Các tin, bài viết khác
-
Việt Nam có 5 VĐV dự giải trượt băng nghệ thuật thanh, thiếu niên thế giới
-
Cung thủ xinh đẹp Thanh Nhi giành tấm HCV duy nhất cho đội TT-Huế
-
9 trọng tài quốc tế chưa nhận tiền SEA Games 31 vì gởi thông tin chưa chính xác
-
Gian nan nghề VĐV bắn súng
-
Ông Trương Ngọc Để là ứng viên Chủ tịch Liên đoàn takewondo Việt Nam nhiệm kỳ mới
-
Giải golf chuyên nghiệp Vietnam Open 2022 cho phép golf thủ nước ngoài tham dự
-
Oleksandr Usyk vs Anthony Joshua II: Cơn thịnh nộ trên Hồng Hải sẽ chứng kiến Miêu hiệp cơ bắp - vạm vỡ
-
Cờ vua nữ Việt Nam chia tay Olympiad 2022
-
Vòng đấu tứ kết giải võ tổng hợp Việt Nam sẽ diễn ra tại TPHCM
-
Roller sports hướng đến chuyên nghiệp hóa