Quần vợt nam của Nga, vì đâu nên nỗi? - Kỳ 1: Không tiền, khó mua… “tiên”

Từng là một thế lực trong làng quần vợt thế giới cả ở ATP Tour lẫn các đấu trường của ITF, ít người nghĩ rằng làng quần vợt nam của Nga lại đang sa sút một cách khó tin như vậy. Hiện tại, tay vợt Nga có thứ hạng cao nhất chính là Mikhail Youzhny (hạng 25 ATP). Nikolay Davydenko một thời vang bóng - thường nằm trong Top 5 - hiện đang xếp hạng 45 thế giới… và đội tuyển quần vợt Nga đã bị loại khỏi Davis Cup - World Group lần đầu tiên sau 20 năm. Quả là đau đớn!
Quần vợt nam của Nga, vì đâu nên nỗi? - Kỳ 1: Không tiền, khó mua… “tiên”

Từng là một thế lực trong làng quần vợt thế giới cả ở ATP Tour lẫn các đấu trường của ITF, ít người nghĩ rằng làng quần vợt nam của Nga lại đang sa sút một cách khó tin như vậy. Hiện tại, tay vợt Nga có thứ hạng cao nhất chính là Mikhail Youzhny (hạng 25 ATP). Nikolay Davydenko một thời vang bóng - thường nằm trong Top 5 - hiện đang xếp hạng 45 thế giới… và đội tuyển quần vợt Nga đã bị loại khỏi Davis Cup - World Group lần đầu tiên sau 20 năm. Quả là đau đớn!

  • Thiếu tiền...

Tài chính từ lâu là vấn đề trọng đại không chỉ đối với làng quần vợt Nga (cả nữ lẫn nam) mà còn là vấn đề “sống chết” với nhiều làng quần vợt Đông Âu danh tiếng khác. Hôm 21-9, chuyên gia quần vợt kỳ cựu Shamil Tarpischev (nhiều năm đảm nhận vai trò HLV trưởng của đội tuyển quần vợt Davis Cup và Fed Cup của Nga) đã nói trên RIA Novosti là quần vợt Nga thiếu sự hỗ trợ về mặt tài chính.

Mikhail Youzhny - tay vợt nam của Nga có thứ hạng cao nhất.

Mikhail Youzhny - tay vợt nam của Nga có thứ hạng cao nhất.

Ông cho biết: “Có đến 18 giải đấu, bao gồm cả các giải Grand Slam, Miami. Và nếu bạn cộng thêm các giải đấu đồng đội, một tay vợt nhà nghề sẽ phải trải qua 34 đến 36 tuần lễ thi đấu quốc tế. Hãy cùng nhau tính toán một tay vợt chi tiêu hết bao nhiêu tiền? Không như các môn thể thao khác, các tay vợt tự chi trả cho bản thân, bởi vì không có ai gánh vác hộ cho họ. Chi phí tập luyện của một tay vợt khoảng 16 tuổi đã tiêu tốn đến 200 ngàn USD/năm. Do thiếu tiền, 90% các tay vợt quyết định bỏ cuộc hoặc lang thang khắp thế giới để kiếm tiền. Như vậy là hoàn toàn sai đường. Ngày nay, có từ 13 đến 15 tay vợt của chúng tôi đang đại diện cho các đất nước khác. Tại vì những quốc gia khác có cả một hệ thống tài chính hỗ trợ, họ có trách nhiệm chi trả cho HLV và cả các tay vợt. Còn chúng tôi không thể bảo đảm bất kỳ thứ gì, chúng tôi không thể ký được một bản hợp đồng nào vì chúng tôi chẳng có tiền!”.

  • ...Dẫn đến chảy máu nhân tài

Như ông Tarpischev đã nói, trong những ngày này, có từ 13 đến 15 tay vợt Nga đang thi đấu cho các quốc gia khác, đặc biệt, các tay vợt giỏi của Nga tập trung rất nhiều tại Kazakhstan. Chính sách “thu hút nhân tài” của quần vợt Kazakhstan đã giúp họ sở hữu được nhiều tài năng trẻ trung người Nga có tương lai xán lạn - có thể đơn cử như Mikhail Kukushkin (hạng 84 thế giới), Andrey Golubev (hạng 144 thế giới) hay Evgeni Korolev (hạng 222 thế giới).

Theo nhiều chuyên gia, việc làng quần vợt Kazakhstan có được nguồn tài chính vững mạnh là vì họ có rất nhiều cá nhân giàu có mê quần vợt, sẵn sàng đổ tiền để đầu tư giúp phát triển quần vợt nước nhà.

Ông Tarpischev thừa nhận: “Quyết định ra đi là của các tay vợt. Chúng tôi để họ ra đi thay vì khiến họ giải nghệ vì chẳng có tiền. Nếu chúng tôi không làm như vậy, có lẽ, chẳng bao giờ các bạn có thể nghe đến tên tuổi của họ. Họ có thể đã “chết” như nhiều tay vợt khác. Đội hình 2 của đội tuyển chúng tôi xem như đã “chết”. Những người kiểu như Mikhail Elgin (hiện xếp hạng 641 thế giới, từng lọt đến tứ kết St.Petersbourg Open hồi năm 2008, chỉ chơi đúng 1 trận chính thức mùa này vì… toàn bị loại ở vòng loại) hay là Valery Rudnev (24 tuổi, hiện xếp hạng 836 thế giới, chưa giành được danh hiệu ATP Tour nào trong sự nghiệp, chưa chơi trận chính thức nào ở ATP trong mùa này) như đã “chết” dù nếu còn thi đấu, thậm chí họ sẽ chơi còn hay hơn cả đội hình hiện đang cư trú ở Kazakhstan”. 

TIỂU PHI

Dạy người lớn tập chơi còn nhiều tiền hơn...

Theo ông Shamil Tarpischev, nhiều HLV quần vợt ở Nga - kể cả những gương mặt danh tiếng - đang có xu hướng chuyển sang huấn luyện cho những người lớn tuổi mới tập chơi nghiệp dư vì tiền kiếm được trong hoạt động này còn nhiều hơn tiền kiếm được khi huấn luyện, chỉ đạo cho các tay vợt trẻ theo kế hoạch của Liên đoàn.

Ông Tarpischev cũng cho biết rằng Nga đã lên kế hoạch xây dựng 12 Học viện quần vợt nhưng mọi thứ vẫn nằm trên giấy tờ vì thiếu tiền. “Thật đáng xấu hổ, bạn luôn nghĩ đến những kết quả ấn tượng và việc thực hiện nó khó khăn như thế nào, nhưng chẳng ai quân tâm. Tôi luôn cảm thấy đau đớn khi chứng kiến sự thật là 90% công việc của chúng tôi đều kết thúc trong thất bại hão huyền. Chúng tôi giành được HCB và HCĐ ở Olympic, nhưng Bộ trưởng Thể thao thậm chí còn chẳng cảm thấy tự hào cho chúng tôi”.

T.Ph

* Ở Davis Cup 2012, tuyển Kazakhstan với đội hình toàn các tay vợt người Nga cũng tham gia ngay từ vòng 1 World Group như tuyển Nga và họ đã thua 0-5 trước Tây Ban Nha (ĐKVĐ giải) - trong khi tuyển Nga thua tuyển Áo 2-3.

Ở loạt trận play-off, khi tuyển Nga thua tan nát tuyển Brazil 0-5 và rơi xuống nhóm I - khu vực châu Âu, châu Phi vào mùa sau, tuyển Kazakhstan đã giành được quyền trụ lại World Group nhờ chiến thắng 3-1 trước Uzbekistan. Mikhail Kukushin đã mang lại 2 chiến thắng then chốt cho Kazakhstan và anh chính là tay vợt khiến cho người Nga cảm thấy… luyến tiếc nhất …

T.S

Tin cùng chuyên mục