Trong làng thể thao, người ta hay nói nhiều đến hai từ “tâm huyết” dùng để chỉ những người hết lòng vì sự nghiệp chung, lấy cái tâm, lấy nhiệt tình của mình ra mà phục vụ. Rồi trong mấy ngày gần đây, cũng có nhiều người “tâm huyết” đăng đàn phát biểu, bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình với nền thể thao nước nhà, với bộ môn mà mình quan tâm, yêu thích, thậm chí đã và đang giữ trọng trách.
Song, một điều đáng nói là không phải ai cũng là người thực sự tâm huyết với thể thao. Người viết có trong tay tài liệu “điểm danh” những lần vắng họp của một vài người “tâm huyết”. Rồi biên bản những phát biểu trong các cuộc họp bàn kế hoạch chung, mà đa phần là “bàn lui”, là “phản biện”, nhưng không thấy đề ra một biện pháp thực thi nào khả dĩ có thể giúp cho công việc được tiến triển tốt đẹp. Bản thân người viết cũng nhiều lần trò chuyện với số người này và nhận ra ngay tinh thần, thái độ của họ đối với công việc mà họ đang “tâm huyết”.
Thường thì đó chỉ là những lời tâm huyết miệng, không có giá trị thực hiện, không mang lại lợi ích đích thực cho cộng đồng. Nhiều người bất hợp tác, lạnh lùng với công việc, thậm chí rời bỏ “con thuyền” đang chao đảo, mà mình chính là một thành viên, rồi nhảy vội lên bờ khoanh tay đứng nhìn như thể mình là... người ngoài cuộc.
Thể thao Việt Nam rất cần những con người nói ít, làm nhiều và tâm huyết xắn tay áo lao vào cuộc chơi.
LÊ MINH
Các tin, bài viết khác
-
Messi không giành Champions League cho PSG nhưng giúp CLB kiếm rất nhiều tiền
-
HLV Polking dè chừng Indonesia
-
Đội tuyển futsal Thái Lan thắng nhọc Myanmar
-
Bảng tổng sắp huy chương ngày 16-5: Đoàn Việt Nam vượt xa các nước
-
Kình ngư Nguyễn Huy Hoàng: 'Tôi luôn sẵn sàng cho các cuộc tranh tài quốc tế'
-
Thắng dễ Malaysia, bóng chuyền nữ Việt Nam tự tin trước màn đối đầu với Thái Lan
-
Giành thêm 4 HCV, điền kinh Việt Nam đã có tổng cộng 13 ngôi vô địch
-
Bị Campuchia cầm hòa, Malaysia có thể sẽ gặp Việt Nam ở bán kết
-
Hai chiều cảm xúc!
-
'Rái cá' Nguyễn Huy Hoàng xô ngã kỷ lục SEA Games