Nhiều thông tin vui với các VĐV của quần vợt và bơi liên tiếp tới thời gian qua. Tuy nhiên, những thông tin ấy liệu có là thật…
1. Ngay khi có thông tin cho rằng Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi) được Liên đoàn Bơi lội Mỹ trao suất đầu tư để tập huấn cho quá trình tập luyện, thi đấu tại Olympic 2016, chúng ta đã mừng. Mừng vì lần đầu bơi Việt Nam hay nói đúng hơn là 1 VĐV của Việt Nam được thể thao Mỹ đầu tư. Thế nhưng, Phó Chủ tịch kiêm TTK Hiệp hội Thể thao dưới nước – ông Đinh Việt Hùng đã khẳng định rất rõ ràng, không có chuyện Ánh Viên được thể thao Mỹ trao suất đầu tư trên.
Sự thật thì, suất đầu tư của thể thao Mỹ là có nhưng chỉ là đầu tư cho VĐV của quốc gia họ. Ánh Viên là VĐV của Việt Nam và đang tập huấn, thi đấu tại Mỹ nên dù có đạt thành tích ấn tượng thì không thể được nhận suất trên.

Không có chuyện kình ngư Ánh Viên được bơi lội Mỹ bảo trợ tập huấn chuẩn bị Olympic 2016. Ảnh: Dũng Phương
Lãnh đạo quần vợt Bình Dương mới đây cũng khẳng định chưa hề biết thông tin gì về việc tay vợt của đơn vị mình là Lý Hoàng Nam được nhận tài trợ tới 25.000 USD. Thật hư câu chuyện thì chỉ những người trong cuộc mới biết. Tức là, nếu hiểu theo thông tin từ đơn vị Bình Dương là hoàn toàn chưa có tài trợ như nhiều thông tin đã đăng tải. Cùng một lúc, nhiều thông tin tới dồn dập đã tưởng mang lại tín hiệu mới cho chính các VĐV. Đáng tiếc, tất cả đều khiến người trong cuộc thật sự bất ngờ để rồi phải lên tiếng thông báo chuyện đúng hay sai.
2. Lâu nay, thể thao chúng ta luôn có sự kỳ vọng với các mạnh thường quân muốn đầu tư cho VĐV, HLV. Thực tế của câu chuyện được tài trợ rồi lương thưởng cao như thế nào thì chỉ người được nhận mới biết. Còn nhớ, đội bóng đá nữ quốc gia từng có lúc cầm biển với nhiều con số (tính bằng trăm triệu đồng) là nhà tài trợ.
Thế nhưng, sau khi cầm biển như vậy, tiền chẳng thấy đâu mà nhà tài trợ cũng… im lặng. Ngày đội bóng chuyền Đức Long Gia Lai vô địch quốc gia (năm 2013), đơn vị chủ quản thật hoành tráng khi đưa cầu thủ cầm tấm biển mừng công và trọng thưởng tới… 500 triệu đồng. Nhưng, đúng như chính cầu thủ của đội bóng này khẳng định, đó chỉ là tấm bảng tượng trưng và thực tế thì được thưởng ít hơn rất nhiều so với khoản được trưng ra.
Các mạnh thường quân hay doanh nghiệp thì không tiếc lời nói để lên tiếng rằng sẽ thưởng hay hứa trao thưởng cho VĐV ở các giải thi đấu lớn. Tuy nhiên, chưa bao giờ có quy định và phải ký kết rằng tài trợ bắt buộc phải thực hiện đúng. Đó là khoản… tài trợ ủng hộ nên dù tất cả được thông tin ra bên ngoài nhưng khi người rao thưởng không làm đúng thì bên nhận là (các đội thể thao) gần như rất ngại đi đòi. Ai cũng hiểu, tiền liền tay và thông báo thì phải thực hiện nhưng đã là khoản tùy tâm thì đòi cũng thấy kỳ.
Không ai muốn trách cứ những người tài trợ và người làm thể thao cùng người hâm mộ rất muốn càng có nhiều đơn vị tài trợ càng tốt. Nhưng rồi, sự thật ra sao thì không ít trường hợp phải khóc dở mếu dở.
NGUYỄN ĐÌNH
Các tin, bài viết khác
-
Cờ vua nữ Việt Nam cần đổi mới?
-
Đại hội TDTT thủ đô Hà Nội tổ chức thi đấu 25 môn
-
Hơn 60 đội tranh ngôi cao nhất giải vô địch bóng rổ trẻ 3x3 U16, U18 toàn quốc
-
Bắn súng Đại hội TDTT TPHCM 2022: Nhiều hảo thủ tranh tài
-
Chọn người chèo lái các Liên đoàn thể thao
-
Việt Nam có 5 VĐV dự giải trượt băng nghệ thuật thanh, thiếu niên thế giới
-
Cung thủ xinh đẹp Thanh Nhi giành tấm HCV duy nhất cho đội TT-Huế
-
9 trọng tài quốc tế chưa nhận tiền SEA Games 31 vì gởi thông tin chưa chính xác
-
Gian nan nghề VĐV bắn súng
-
Ông Trương Ngọc Để là ứng viên Chủ tịch Liên đoàn takewondo Việt Nam nhiệm kỳ mới