Sự khác biệt giữa tuyển Đức và tuyển Anh

Nắm trong tay hàng loạt những ngôi sao có chất lượng; tuy nhiên, HLV Joachim Loew hầu như chưa bao giờ phải lo ngại về những mâu thuẫn, những màn cạnh tranh thiếu lành mạnh trong nội bộ đội bóng. Điều này có được chính là nhờ sự đoàn kết, văn hóa lao động và ý thức cống hiến, hy sinh quá tốt của các tuyển thủ Đức.

Nắm trong tay hàng loạt những ngôi sao có chất lượng; tuy nhiên, HLV Joachim Loew hầu như chưa bao giờ phải lo ngại về những mâu thuẫn, những màn cạnh tranh thiếu lành mạnh trong nội bộ đội bóng. Điều này có được chính là nhờ sự đoàn kết, văn hóa lao động và ý thức cống hiến, hy sinh quá tốt của các tuyển thủ Đức.

Ở tuyển Đức, tính đoàn kết và sự hy sinh luôn được đặt lên hàng đầu..

Ở tuyển Đức, tính đoàn kết và sự hy sinh luôn được đặt lên hàng đầu..

Trong cả hai trận đầu tiên tại World Cup 2014, những cầu thủ quan trọng nhiều năm qua như Schweinsteiger, Podolski hay Klose đều phải ngồi ngoài sân vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, không ai trong số đó tỏ thái độ bực dọc hoặc bất mãn.  Trái lại, họ vẫn tôn trọng quyết định của HLV, giữ tâm lý thoải mái và chờ đợi đến giây phút được tung vào sân với tinh thần sẵn sàng ở mức cao nhất. Bàn gỡ hòa 2-2 của Klose trong trận gặp Ghana, chỉ 2 phút sau khi anh này vào sân, chính là một trong các ví dụ điển hình.
 
Ở tuyển Đức, tính hy sinh không chỉ có riêng ở các cựu binh mà còn có cả trong con người những cầu thủ ra sân đá chính. Hiện tại, có rất nhiều vị trí trong đội hình tuyển Đức, nơi các cầu thủ đảm nhận trọng trách phải… đá trái với sở trưởng của mình, nhưng họ không hề than vãn như một số đồng nghiệp ở các đội tuyển quốc gia khác, mà ngược lại, họ đều cố gắng hết sức mình để hoàn thành vai trò mới hòng phục vụ cho thành công chung của cả một tập thể. Cho đến giờ này, những cầu thủ đang phải thi đấu ở các vị trí như lạ lẫm như là Boateng, Goetze hay Mueller đều ít nhiều để lại ấn tượng khi thi đấu ở trên sân…

Nếu nhìn sang tuyển Anh, đây sẽ là một sự khác biệt cô cùng to lớn. Trong suốt 10 năm qua, dù sở hữu rất nhiều ngôi sao sáng giá, được dư luận thế giới đánh giá rất cao; thế nhưng, chưa một lần Tam sư tiến quá sâu tại các giải đấu lớn như Euro, World Cup. Nguyên nhân cốt lõi chính là từ những cái tôi quá lớn của các cầu thủ chủ chốt. Ai cũng muốn ra sân và tỏa sáng để nhận được sự chú ý của nhiều người.

Các tuyển thủ Anh quốc luôn bị giới truyền thông soi xét quá nhiều. .

Các tuyển thủ Anh quốc luôn bị giới truyền thông soi xét quá nhiều.
.

Thực tế sinh động nhất chính là câu chuyện không thể có hồi kết giữa hai tiền vệ hàng đầu của giải đấu Premier League danh giá là Gerrard – Lampard, những cầu thủ mà ai ai cũng biết rằng họ không thể đá cặp cùng nhau. Nhiều đời HLV tuyển Anh đều hiểu rõ điều này, thế nhưng chưa một ai dám mạnh tay thay đổi, nghĩa là chỉ triệu tập người này và bỏ người kia lại ở nhà. Tầm ảnh hưởng của những ngôi sao này là quá lớn và chuyện gì sẽ xảy ra khi một trong hai phải ngồi nhà xem World Cup qua màn hình ti-vi???
 
Một khác biệt tiêu cực nữa đó là sự chăm bẵm và soi xét quá mức cần thiết, quá phiền nhiễu của giới truyền thông Anh quốc vốn nổi tiếng là nhiều chuyện dành cho đội tuyển quốc gia của nước mình. Ở tuyển Đức, những câu chuyện như Schweinsteiger, Podolski hoặc Klose phải ngồi ngoài trên băng ghế dự bị vốn là “chuyện thường ngày ở huyện” và báo chí xứ sở này cũng chẳng hề đưa ra bình luận gì nhiều. Ngược lại, chỉ riêng việc Wayne Roooney của tuyển Anh được cho ra sân, đá trái sở trường và thi đấu tốt hay không tốt thì truyền thông xứ sở này đã có đủ đề tài viết suốt cả tuần.
 
Những khác biệt trên cho thấy bóng đá Đức ngày càng bỏ xa kình địch Anh trên nhiều phương diện. Đó không chỉ là công tác đào tạo tài năng trẻ mà còn là những bài học về sự hy sinh, tinh thần đoàn kết và văn hóa cổ vũ vì mục tiêu chung.

NGUYỄN ĐỨC TRUNG (TPHCM)

In trangVề đầu trangIn trangVề đầu trangIn trangIn trangVề đầu trangIn trangVề đầu trangVề đầu trang

Các tin, bài viết khác

Tin cùng chuyên mục