Chế độ dinh dưỡng của các vận động viên (VĐV) đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khỏe, sức bền, độ dẻo dai…, nhất là trong những giây bứt phá để đạt thành tích cao, giúp hồi phục tốt cho trận đấu tiếp theo... Chế độ dinh dưỡng tối ưu cho VĐV đã được đề cập ở các số trước, cần đảm bảo đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng bằng việc ăn đa dạng và phối hợp hợp lý các thực phẩm. Vấn đề đặt ra là ngoài chế độ ăn uống, VĐV có cần sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung và thuốc hay không?
Các chất dinh dưỡng bổ sung
Chất đạm, acid amin
Về nguyên tắc, nếu chế độ ăn đảm bảo đủ theo nhu cầu, thì việc cung cấp chất đạm (dưới dạng viên, bột,…) và các acid amin là không cần thiết. Việc cung cấp lượng đạm dư thừa quá mức có thể gây hại, cơ thể sử dụng chất đạm sẽ tạo ra Nitrogen bài tiết qua thận, một lượng đạm dư thừa sẽ buộc thận phải làm việc quá mức để bài tiết lượng Nitrogen dư thừa này, đòi hỏi cung cấp nhiều nước hơn cho hoạt động này và việc duy trì cân bằng nước có thể bị ảnh hưởng nếu không được chú ý.
VĐV nên sử dụng chất đạm từ thực phẩm qua các bữa ăn một cách hợp lý hơn là bổ sung từ các dạng thuốc, trừ những trường hợp đặc biệt, những VĐV có nhu cầu rất cao, việc cung cấp qua ăn uống có nguy cơ không đảm bảo.

Phó Chủ tịch HĐQT Công ty NutiFood
Các vitamin
Một chế độ ăn đa dạng sẽ đảm bảo được việc cung cấp đầy đủ các vitamin cho VĐV. Việc tự ý cung cấp vitamin qua đường uống bằng các loại thuốc bổ sung sẽ không có tác dụng làm tăng thành tích mà đôi khi có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số ví dụ về hậu quả của việc dư thừa vitamin:
- Ngộ độc vitamin A: nhức đầu, buồn nôn, nôn ói, cứng cơ, buồn ngủ, bứt rứt, khó chịu, da khô đóng vảy, rụng tóc,… Trường hợp nặng có thể gây tổn thương gan, chảy máu, thậm chí tử vong.
- Ngộ độc vitamin D: tăng huyết áp, tăng vôi hóa các mô như mạch máu, thận, tổn thương thận, suy thận, thậm chí tử vong.
- Ngộ độc vitamin E: buồn nôn, ói mửa, nhìn mờ, máu khó đông.
- Ngộ độc vitamin C: làm sai lạc các kết quả xét nghiệm như xét nghiệm đường trong nước tiểu, máu trong nước tiểu…, Liều cao vitamin C có nguy cơ gây sỏi thận.
Các chất khoáng
Là các chất thiết yếu nên phải được cung cấp đầy đủ trong bữa ăn, giúp nâng cao sức khỏe, duy trì các hoạt động của cơ thể một cách nhịp nhàng. Tuy nhiên, cũng như tất cả các chất dinh dưỡng khác, cơ thể cần với một mức vừa phải và việc cung cấp nhiều hơn cũng hoàn toàn không làm cho VĐV khỏe hơn, hay sẽ đạt thành tích cao hơn. Cần hết sức cân nhắc trong việc bổ sung chất khoáng cho VĐV, ngoài chế độ ăn đa dạng.
Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ đều cần có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt với VĐV, càng không nên tự ý dùng thuốc cho bất cứ mục đích gì, không nên dùng thuốc theo những lời mách nhau của người khác, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến sự nghiệp thể thao nếu các thuốc có liên quan đến chất cấm…
BS CK1 TRẦN THỊ MINH NGUYỆT
Các tin, bài viết khác
-
Công ty Đại Đông Hồ tiếp tục chương trình thiện nguyện hướng về miền Trung
-
Giải bóng đá Kết nối Nhà trường – Doanh nghiệp – Sở Ban Ngành năm 2021
-
Từ 'huyền thoại giày chạy' tới 'biểu tượng khai phóng năng lượng'
-
Gala Sút 2020: Ngày hội của bóng đá trẻ Việt Nam
-
Cuộc thi Bông lúa vàng 2020 'Tỏa sáng tài năng cải lương': Người đẹp Bình Dương toả sáng
-
Phong cách sống #BFB: Built for Brilliance cùng ZenBook Flip Series
-
Samsung ra mắt Galaxy A12 và A02s có 4 camera ưu việt, dung lượng pin vượt trội
-
Viettel cung cấp dịch vụ 5G tại thành phố Thủ Đức
-
Ford tôn vinh sức mạnh và lối sống “chất” của chủ xe Ranger
-
Điểm nhấn tinh tế trong bộ sưu tập Manchester United mới của Kohler