Stefan Edberg đang trải qua khoảng thời gian cực kỳ thích thú khi làm HLV duy nhất của tay vợt lừng danh thế giới Roger Federer tại Toronto Masters (Canada) 2014. Vị HLV 48 tuổi này, vốn là một tay vợt khét tiếng trong quá khứ, đang “chấp chưởng” nhiệm vụ dẫn dắt Federer theo một thỏa thuận HLV ở Canada khi mà HLV chính của anh, ông Severin Luthi, không thể tham gia giải đấu bản lề của US Open 2014.
Edberg (từng giành được 6 danh hiệu Grand Slam trong quá khứ, kém hơn rất nhiều so với thành tích của chính Federer) cho biết rằng sau khi ông nhận cú điện thoại của cựu số 1 thế giới người Thụy Sĩ hồi tháng 12 năm ngoái mời ông gia nhập ban huấn luyện của Federer, cuộc đời của ông đã có những thay đổi rất lớn, nhiều hơn rất nhiều so với tất cả những gì mà ông có thể tưởng tượng ra được…
![]() |
Stefan Edberg (phải) đang hướng dẫn cho Roger Federer tập luyện |
Edberg trải lòng tâm sự khi đang hiện diện tại thành phố Toronto để hỗ trợ Federer săn danh hiệu Toronto Masters thứ 3: “Lúc đó, tôi không nghĩ ra mình có thể làm được gì để hỗ trợ cho cậu ấy nếu gật đầu làm một HLV, nhưng sau khi quẩn quanh Federer một thời gian và chứng kiến cái cách mà cậu ấy cư xử như một quý ông ở cả trong lẫn ngoài sân đấu, thì chuyến hành trình kỳ lạ của tôi đã thực sự trở thành một chuyến hành trình, rất, rất thú vị, rất đáng nhớ. Quả là rất tuyệt vời khi được tận mắt chứng kiến những bước tiến, những bước cải thiện của Federer trong mùa giải năm nay!”.
Tay vợt 32 tuổi người Thụy Sĩ (từng 2 lần đăng quang Toronto Masters trong các năm 2004 và 2006 khi đang ở “đỉnh cao danh vọng”) đã tiến đến rất gần cơ hội giành Grand Slam thứ 18 trong sự nghiệp để có thể giải nghệ trong… “hạnh phúc viên mãn” ở Wimbledon 2014. Tuy nhiên, trong trận chung kết ở All England Club hồi tháng trước, anh đã để thua Novak Djokovic chỉ sau… 5 ván đấu đầy kịch tính.
Edberg cho biết: “Cậu ấy đã tiến đến rất, rất gần với chiến tích đăng quang Wimbledon 2014. Chỉ có 1 hoặc 2 điểm gì đó khiến trận chung kết trở nên khác biệt, đó là một trận chung kết hấp dẫn và kịch tính hơn rất nhiều so với những trận chung kết mà tôi từng chứng kiến trong quá khứ nhiều năm qua. Nhưng có như vậy thì mới là quần vợt, và tôi vẫn tin vào phong cách, vào lối chơi của Federer, nếu anh ấy tiếp tục làm việc cật lực, tập luyện cật lực và giữ cho mình thật khỏe khoắn giống như vậy, anh ấy sẽ có cơ hội để chơi thất tốt ở đây và tiến rất xa. Đây là một tuần lễ rất quan trọng”.
Trong thành phần BHL của Federer, HLV Luthi (đảm nhận trọng trách HLV trưởng của đội tuyển quần vợt Davis Cup Thụy Sĩ) giữ vai trò đầu tàu khi đề ra các chiến lược tập luyện và phát triển của Federer. Tuy nhiên, do một số lý do cá nhân, Luthi đã không thể tháp tùng Federer đến Canada. Đây sẽ là cơ hội để Edberg góp tiếng nói riêng của mình và đưa ra ý tưởng độc lập để Federer tuân theo.
“Tôi đang hiện diện ở Tonronto trong cái tuần lễ của riêng bản thân mình và tôi nghĩ mình đã có một số ý tưởng để Federer sử dụng với nhiều vấn đề khác biệt, có lẽ đó là về kỹ thuật và một số yếu tố nhỏ khác. Tất nhiên tôi không thể tạo ra một thay đổi lớn, tôi chỉ có thể đề ra một số thay đổi nho nhỏ mà thôi. Mọi chuyện vẫn là rất tốt tính cho đến thời điểm này. Việc ngồi trên khán đài theo dõi tay vợt của mình thi đấu, đọc trận đấu để tìm ra những lỗ hổng nhằm đưa ra các giải pháp sửa đổi thích hợp rõ ràng là khó hơn rất nhiều so với việc chính mình xuống sân đánh bóng. Theo nhiều cách, việc ngồi trên khán đài là tồi tệ nhất so với việc đánh bóng trên sân vì đôi khi bạn thực sự cảm thấy bất lực không thể làm gì. Khi đó, bạn ước là bạn có thể, bạn muốn tay vợt của mình chơi tốt, suy nghĩ rằng mọi việc sẽ ổn. Cảm giác 2 phía không hề giống nhau. Nhưng mọi chuyện vẫn ổn…”.
ĐỖ HOÀNG
Các tin, bài viết khác
-
Wimbledon: “King” Carlos Alcaraz càng chơi càng nhuần nhuyễn, cách Novak Djokovic “1 bước chân”
-
Wimbledon: “Nữ hoàng tối thượng” Iga Swiatek qua mặt Monica Seles, cân bằng chuỗi thành tích của Martina Hingis
-
Wimbledon: Hai biểu tượng của quần vợt Anh quốc - Andy Murray và Emma Raducanu đồng loạt bị loại
-
Wimbledon: Rafael Nadal vượt qua “nỗi sợ hãi” mang tên Francisco Cerundolo và chấn thương
-
Wimbledon: Novak Djokovic khởi đầu chật vật với 4 ván, sẽ đấu đối thủ Australia đầu tiên kể từ sự cố Australian Open
-
Wimbledon: Maria Sakkari muốn tạo “cuộc cách mạng Hy Lạp”, đến All England Club để đăng quang
-
Nguyễn Văn Phương/Mai Thanh Trinh nhận 230 triệu đồng cho chức vô địch giải quần vợt có số tiền thưởng kỷ lục nhất Việt Nam
-
Wimbledon: Serena Williams quay trở lại, ủng hộ Rafael Nadal thắng Grand Slam thứ 23
-
Giải Wimbledon 2022: Ai sẽ cản bước Novak Djokovic?
-
Dàn sao quần vợt Việt Nam tranh tài ở giải Quảng Nam mở rộng có số tiền thưởng “hậu hĩnh”