Schneider Electric Việt Nam được vinh danh “Tốp 50 Doanh nghiệp Phát triển bền vững 2022”

Schneider Electric Việt Nam vừa được vinh danh Tốp 50 Doanh nghiệp Phát triển bền vững 2022 dựa trên các tiêu chí doanh nghiệp phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và công bằng xã hộI. 
Schneider Electric Việt Nam được vinh danh “Tốp 50 Doanh nghiệp Phát triển bền vững 2022”

Đây là giải thưởng do tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư phát triển và thẩm định bởi hội đồng giám khảo gồm đại diện Ngân hàng HSBC, Deloitte Việt Nam, FTI, Talentnet, Viện Nghiên cứu và phát triển kinh tế tuần hoàn và các chuyên gia kinh tế, kinh doanh hàng đầu từ Trường Kinh doanh Harvard.

Ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia, chia sẻ: Để một doanh nghiệp phát triển bền vững, yếu tố  quan trọng đầu tiên đó là doanh nghiệp cần xác định rõ trọng tâm chiến lược bền vững của mình. Hãy xem phát triển bền vững là mục đích, văn hóa doanh nghiệp và cơ hội kinh doanh, ngoài trách nhiệm xã hội, và điều này nên được dẫn dắt, "truyền lửa" từ người lãnh đạo công ty. Tại Schneider Electric, con người là văn hóa, là giá trị tinh thần của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện được chiến lược bền vững của công ty. Chúng tôi xây dựng văn hóa trao quyền và làm việc với nhau không giới hạn thông qua chính sách làm việc linh động như làm việc tại nhà 40% để cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đó cũng là cách Schneider Electric tham gia vào việc bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbon từ phương tiện di chuyển. Bên cạnh đó, điện hóa và số hóa chính là chìa khóa trong lộ trình phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính hiệu quả trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm phát thải carbon, gia tăng lợi nhuận và đáp ứng các tiêu chuẩn về quản lý tài nguyên và năng lượng.

Schneider Electric xác định phát thải ròng bằng 0 là kim chỉ nam cho việc không ngừng cải tiến tòan bộ chuỗi giá trị của tập đoàn cũng như với tất cả đối tác, trong lộ trình phát thải ròng bằng 0 trước 2050. Những cột mốc đáng lưu ý trong lộ trình này như sau: Năm 2025: Đặt mục tiêu xây dựng bộ máy vận hành trung tính carbon và giảm thiểu cho khách hàng 800 triệu tấn CO2; Năm 2030: Giảm 35% lượng khí thải thuộc nhóm 3 trong toàn bộ chu trình (khí thải thuộc nhóm 3 là bất kỳ phát thải nào phát sinh từ các hoạt động gián tiếp); Năm 2040: Xây dựng thành công chuỗi giá trị carbon trung tính; Năm 2050: Xây dựng thành công một chuỗi cung ứng hoàn toàn không phát thải khí carbon.

Để đạt được những mục tiêu này, Schneider Electric cho rằng việc vận dụng chuyển đổi số trong quản lý năng lượng một cách hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng xây dựng khả năng phục hồi, thích ứng nhanh của doanh nghiệp trong hành trình phát triển bền vững.

Ông Đồng Mai Lâm cho biết: Schneider Electric Việt Nam tự hào là một trong 50 doanh nghiệp phát triển bền vững. Đây sẽ là động lực để chúng tôi tiếp tục chuyển đổi số cho một thế giới điện năng hoàn toàn khác. Về phía tiêu thụ, chúng tôi đang định hình bằng các giải pháp cho ngôi nhà, cao ốc, trung tâm dữ liệu, cơ sở hạ tầng và nền công nghiệp của tương lai. Những công nghệ hiện hữu của Điện năng 4.0 và Kỹ thuật số có thể giúp chúng ta giảm thải carbon, tạo ra lưới điện phi tập trung và mang đến một thế giới điện hóa hơn, số hóa hơn và bền vững hơn. Về phía nguồn, chúng tôi xây dựng lưới điện của tương lai. Bằng cách kết nối hai phía cung và cầu, Schneider Electric giúp kết nối mọi thứ, ở mọi nơi. Hiện tại, với hơn 500.000 đối tác, cùng đội ngũ hơn 30 triệu chuyên gia toàn cầu, Schneider Electric đại diện cho cộng đồng lớn nhất hành tinh với năng lực để điện hóa và số hóa toàn thế giới.

Tin cùng chuyên mục