U.23 Nhật Bản - U.23 Iraq, 20 giờ 30 ngày 26-1
Nhật Bản gặp Iraq sẽ tái hiện trận tứ kết giải U.22 châu Á cách đây 2 năm, ghi dấu trận thắng 3-1 của Iraq - đội bóng cuối cùng bước lên ngôi vương của giải đấu. Nhưng với quyết tâm phục hận và phong độ hết sức đáng gờm, Nhật Bản bước vào trận bán kết giải năm nay với tư cách là đội bóng được đánh giá cao hơn.
Ở tứ kết, Nhật Bản đả bại Iran 3 bàn trắng trong khi Iraq vượt qua UAE với tỷ số 3-1. Chỉ cần thắng trận bán kết thì sẽ chính thức có vé đến Olympic Rio mùa hè này (3 đội đứng đầu giải U.23 châu Á sẽ giành vé). Rõ ràng, có quá nhiều yếu tố hội tụ để khiến cuộc thư hùng này trở nên đáng mong đợi.

U.23 Nhật Bản với một thế hệ tài năng.
Nhật Bản đã trình làng một thế hệ cầu thủ trẻ hết sức ấn tượng, thi đấu ở một đẳng cấp khác xa các đối thủ của họ. Việc đại diện của bóng đá xứ sở mặt trời mọc thay đổi đội hình qua các trận đấu chứng tỏ rằng họ rất dồi dào các phương án nhân sự. Tại vòng bảng, ngoại trừ trận đấu với U.23 Triều Tiên tương đối khó khăn, ở những trận còn lại, U.23 Nhật Bản đều dễ dàng thi triển lối đá của họ. Đại diện Đông Á gặp thách thức thực sự từ U.23 Iran ở tứ kết nhưng trận này có một điểm chung với trận gặp Thái Lan. Đó là, các đối thủ của Nhật Bản tỏ ra quyết tâm cao độ và tràn lên tấn công quyết liệt nhưng hiệu quả không cao cùng với việc gặp phải hàng phòng ngự vững chãi của “Samurai xanh” nên không thể tìm kiếm bàn thắng. Để rồi sau khi để cho đối thủ “vờn” chán chê, các cầu thủ Nhật Bản như những chiến binh lão luyện, bắt đầu tung ra những nhát kiếm kết liễu. Nếu không có những kỹ năng thuần thục, sự tổ chức tốt, sức bền cộng với khả năng chớp cơ hội thì không thể làm được điều này.

Ở giải này, phương án tấn công của đội bóng này dù đa dạng nhưng nổi bật ở những tình huống đưa bóng ra biên rồi chuyền vào trong rất lợi hại. Khả năng chớp thời cơ của tiền đạo và tiền vệ tấn công khiến dường như họ có thể tìm kiếm bàn thắng từ bất kỳ góc độ nào. Hãy nhìn hai bàn thắng của chân sút Nakajima trong trận tứ kết: những cú dứt điểm từ ngoài vòng cấm và ở góc đá không thuận lợi nhưng vẫn có thể hạ gục thủ thành đối phương, tạo nên những bàn thắng đáng xem nhất của giải đấu. Sự thuần thục của những người làm nhiệm vụ tấn công của Nhật Bản khiến họ tìm kiếm được nhiều pha ăn bàn từ những cú sút xa, tăng thêm sự đa dạng cho lối chơi.
Với U.23 Iraq, điểm đáng nể của họ chính là khả năng vùng dậy quyết liệt trong những thời điểm bị dồn vào chân tường. Ở trận tứ kết, sau khi sớm bị dẫn bàn từ phút thứ 15, họ đã thi đấu kiên cường trước UAE và tìm kiếm được đền đáp xứng đáng với bàn gỡ hòa 2 phút trước khi hết giờ và ghi thêm 2 bàn trong thời gian đá hiệp phụ. Tại vòng bảng, gặp Uzbekistan cũng không phải là chuyện đơn giản cho Iraq khi mà họ bị đối thủ vượt lên dẫn trước đến 2 lần. Ý chí chiến đấu và chiến thắng của đại diện Tây Á sẽ giúp họ không dễ để Nhật Bản khuất phục.
Dự đoán: Nhật Bản thắng 2-1.
|
VŨ ĐỨC
Dấu ấn bóng đá nam châu Á tại Olympic
- Hàn Quốc giành huy chương đồng tại Thế vận hội 2012 để có thành tích tương tự Nhật Bản từng làm được tại Olympic Mexico 1968.
- Trước thành công của Nhật Bản năm 1968, bóng đá châu Á có thứ hạng cao nhất tại đấu trường này vào năm 1956, với việc Ấn Độ giành vị trí thứ tư tại Melbourne sau khi đánh bại chủ nhà Australia và môn bóng đá nam ở Thế vận hội năm đó chỉ có 11 đội tham dự.
- Iran và Triều Tiên vào đến tứ kết Olympic 1976 và Kuwait làm được điều tương tự tại Moscow sau đó 4 năm.
Các tin, bài viết khác
-
Sheffield xuống hạng, Norwich thế chỗ
-
Messi ghi cú đúp giúp Barca thắng Cúp nhà Vua
-
Hansi Flick tuyên bố rời Bayern cuối mùa, cân nhắc ghế HLV tuyển Đức
-
Chelsea đánh bại Man.City vào chung kết FA Cup
-
Thua đau Newcastle, West Ham nguy cơ văng khỏi tốp 4
-
Thomas Tuchel háo hức đối đầu với Pep Guardiola
-
Tuchel sẵn sàng tham vấn cầu thủ khi mua tân binh
-
Đề cao sự công bằng, Pep quyết trao cơ hội cho Steffen
-
Koeman khó chịu về câu chuyện tương lai
-
Lille lỡ bước, PSG sống lại hy vọng tranh ngôi vô địch