Quyền Anh chuyển mình nhờ xã hội hoá

Quyền Anh có lịch sử phát triển lâu đời tại TPHCM. Nhưng môn võ này chỉ thật sự chuyển mình vài năm trở lại đây với sự ra đời của hàng chục “lò” tập luyện, đào tạo võsĩchuyên nghiệp, vừa có thể thi đấu ở các đấu trường bán chuyên như SEA Games, Asiad, lại vừa có thể dấn mình vào thử thách đấu võ đài chuyên nghiệp WBA châu Á…
Tập luyện quyền Anh giờ đây đang trở thành trào lưu trong giới trẻ ở TPHCM.
Tập luyện quyền Anh giờ đây đang trở thành trào lưu trong giới trẻ ở TPHCM.

Bước qua thăng trầm

Quyền Anh TPHCM hiện tại có hơn 20.000 người tập luyện thường xuyên, 40 câu lạc bộ là hội viên chính thức của Liên đoàn quyền Anh TPHCM cùng hàng trăm phòng tập, trung tâm… đào tạo, nhỏ lẻ ở hầu khắp ngóc ngách. Đấy là con số đáng mơ ước thực sự đối với giới làm nghề.

Trước đây, quyền Anh được người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 20 và phát triển khá mạnh. Các võ đài đấm bốc mọc lên khắp 3 miền. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nó bị cấm hoạt động khá dài, phần vì giới chức cho rằng đấy là môn chơi đầy bạo lực, đầy tính sát thương, phần nữa do xung đột thường xuyên nảy sinh dữ dội trong nội bộ làng quyền Anh. Mãi đến năm 2002, môn thể thao có tính đối kháng rất cao này mới được hội nhập trở lại.

Phải đợi thêm 9 năm, tại SEA Games 2011, võ sĩ Lương Văn Toản mới giành tấm HCV SEA Games đầu tiên cho quyền Anh Việt Nam. Nên biết rằng, ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Philippines rất mạnh và sản sinh ra nhiều võ sĩ hàng đầu châu lục và thế giới. Vì thế, thành tích của Toản chính là cột mốc lịch sử, thúc đẩy phong trào phát triển rực rỡ về sau…

Võ sĩ Trần Văn Thảo (phải) đã góp phần thúc đẩy trào lưu tập luyện quyền Anh.
Tại SEA Games 2013, Lừu Thị Duyên và Hà Thị Linh đoạt tiếp 2 HCV trên đất Myanmar. Và ở SEA Games 2015 tại Singapore, quyền Anh Việt Nam thực sự gây tiếng vang với 3 tấm HCV của Lê Thị Bằng, Nguyễn Thị Yến và Trương Đình Hoàng.

Những bước tiến thần tốc đó đã dẫn đến việc thành lập Liên đoàn quyền Anh Việt Nam vào ngày 13-9-2015. Ngay từ lúc thành lập, liên đoàn đã có chủ trương đầu tư cho các trung tâm đào tạo VĐV tại TPHCM, cũng như chuẩn hóa bộ môn này.

Cho đến trước khi ra đời Liên đoàn quyền Anh TPHCM vào ngày 18-9-2017, môn này đã có phong trào khá mạnh từ lâu. Một số giải khá quy mô từng được tổ chức tại các sân Tinh Võ hay Đại Thế Giới (quận 5), với võ đài ngoài trời, thu hút khá đông người hâm mộ. Tuy nhiên, nhìn chung các giải đấu chưa tạo được nhiều tiếng vang, liền mạch, kết nối hiệu quả giữa các lò với nhau.

Doanh nhân Nguyễn Đức An Sơn - Chủ tịch Liên đoàn quyền Anh TPHCM - cho biết: “Trách nhiệm của Liên đoàn là tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của của các CLB trực thuộc cũng như các phòng tập, tổ chức các giải đấu lớn, nhỏ cũng như là cầu nối, hỗ trợ về thủ tục để VĐV có cơ hội dự các giải đấu chuyên nghiệp trong và ngoài nước cũng như khen thưởng, khích lệ cho VĐV đoạt thành tích cao…”.

Khác với Bộ môn quyền Anh trực thuộc Sở Văn hoá và Thể thao TPHCM, quản lý VĐV về mặt Nhà nước, liên đoàn có vai trò khác, mang đậm tính xã hội hóa. Ông Sơn vốn là dân tập quyền Anh, thậm chí cả tham gia thi đấu phong trào. Trở thành doanh nhân khi sở hữu một doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu lớn tại TPHCM, ông luôn có tâm niệm muốn đóng góp cho sự phát triển của môn thể thao này.

Chính vì thế khi được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Liên đoàn quyền Anh TPHCM, ông Sơn cùng đồng nghiệp đã nhanh chóng có những bước đi mang tính đột phá, tạo được sự tin tưởng, kết nối thành công các CLB.

Chẳng hạn năm 2018, Liên đoàn kết hợp với một đối tác tổ chức thành công giải quyền Anh HBF lần thứ 1-2018. Trong năm 2019, đơn vị phối hợp cùng Liên đoàn quyền Anh Hàn Quốc và công ty Cocky Buffalo Promotion cho ra đời giải giao hữu dành cho các tay đấm chuyên nghiệp tại TPHCM mang tên WBA Asia Boxing Title Match…

"Nữ hoàng quyền Anh" Lê Thị Bằng giờ đang huấn luyện cho 1 CLB tại TPHCM.

Sau chưa đầy 3 năm hoạt động, đến nay quyền Anh tại TPHCM đã có trên 20.000 người tập luyện thường xuyên. 40 câu lạc bộ là hội viên chính thức của Liên đoàn, còn nếu tính cả các câu lạc bộ nhỏ, lẻ con số này phải lên đến 200. 

Tại giải vô địch quốc gia năm 2019, đoàn TPHCM đoạt 2 HCV, 1 HCB và 3 HCĐ. Đến SEA Games 2019, đơn vị đóng góp 1 tấm HCB của Đỗ Nhã Uyên vào thành tích chung của quyền Anh nước nhà…

Nhiều lựa chọn cho người đam

Quyền Anh đang dần trở thành môn thể thao “thời thượng”, thu hút đông đảo sự tham gia của giới trẻ tại TPHCM. Hiện tại, môn thể thao này có rất nhiều địa điểm tập luyện chất lượng, với giá cả hợp lý để mọi người có thể thoải mái lựa chọn.

Chẳng hạn, CLB Hoàng Anh tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11) có các lớp phong trào với chi phí từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng/tháng. Nếu tập có HLV chuyên nghiệp theo kèm riêng, chi phí sẽ dao động từ 2 đến 3 triệuđồng/tháng.

Nếu muốn lựa chọn gói cao cấp hơn, các tay đấm nghiệp dư có thể chọn Cocky Buffalo (quận 7). Đây là lò quyềnAnhquy mô nhất hiện nay tại TPHCM, nằm trong tòa nhà 4 tầng với diện tích sàn hơn 900m2, có cả quán café, phòng tắm, xông hơi, cửa hàng…

Quyền Anh chuyển mình nhờ xã hội hoá ảnh 3 Ông bầu Kim Sang-bum (trái) huấ luyện tại Cocky Buffalo (quận 7).
Đến với lò của ông bầu Kim Sang-bum này, mọi người có thể đăng ký gói tập 2 triệu đồng/tháng. Trong trường hợp đăng ký hẳn 1 năm, chi phí sẽ gói gọn là 10 triệu đồng. 

“Cocky Buffalo có cả lớp tập quyền Anh phong trào cho cả người lớn lẫn trẻ em và luôn có các gói khuyến mãi đi kèm. Đội ngũ huấn luyện của trung tâm quy tụ các HLV giỏi của Philippines, Hàn Quốc lẫn Uzbekistan”, chị Khanh là quản lý của lò Cocky Buffalo cho biết.

Đặc biệt với quyền Anh, bất cứ ai cũng có thể tự đăng ký để được tập luyện với những nhà vô địch thật thụ. “Để tập với tôi trong một giờ, theo kiểu 1 kèm 1, người đó phải bỏ ra 100 USD(hơn 2,3 triệu đồng)”, Trần Văn Thảo – võ sĩ đầu tiên của Việt Nam vô địch châu Á cho biết.

Lúc này, Thảo đang sở hữu một lò luyện quyền Anh riêng của mình. Chi phí để được anh hướng dẫn không ít, nhưng lúc này lò của anh có đến trên 350 người đăng ký tập luyện thường xuyên.

Tin cùng chuyên mục