Phía sau những tấm huy chương nhảy cầu là sự khổ luyện

Những ánh sáng chớp lòe của máy ánh, những ống kính  máy quay hướng về tuyển thủ Ngô Phương Mai ghi lại cảm xúc khi cô là người đầu tiên giành huy chương cho Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 31. người làm nghề vui vì ít khi nào họ thấy môn nhảy cầu được sự chú ý như vậy.

Tuyển thủ Ngô Phương Mai đã giành huy chương đầu tiên tại SEA Games 31 nhưng để có thành tích này là cả một sự khổ luyện thành tài. Ảnh: MINH CHIẾN
Tuyển thủ Ngô Phương Mai đã giành huy chương đầu tiên tại SEA Games 31 nhưng để có thành tích này là cả một sự khổ luyện thành tài. Ảnh: MINH CHIẾN

Tấm huy chương của Ngô Phương Mai phần nào ghi nhận nỗ lực ở cá nhân tuyển thủ nhưng để nói về công sức giành được thành tích đó thì người trong chuyên môn nhảy cầu cùng chung nhìn nhận: sự khổ luyện.

Bây giờ, toàn quốc chỉ có Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng là các địa phương đào tạo VĐV cho nhảy cầu. Giải vô địch quốc gia chỉ từ 30 tới 40 VĐV tham dự. Chính xác hơn, 4 địa phương hiện tại có cơ sở vật chất về cầu nhảy tại hồ nên đầu tư tuyển chọn VĐV, đào tạo nhảy cầu.

Phía sau những tấm huy chương nhảy cầu là sự khổ luyện ảnh 1 VĐV Ngô Phương Mai thi đấu. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
“Trước còn có đơn vị TPHCM nhưng bây giờ nhảy cầu chỉ còn 4 địa phương đào tạo. Nói ra thì thật ngậm ngùi bởi đây là môn khắc nghiệt. Nếu mọi người thấy đào tạo TDDC khó khăn và khắc nghiệt thế nào thì với nhảy cầu tương tự”, trọng tài Nguyễn Trọng Toàn của các môn thể thao dưới nước đang tham gia phục vụ tại SEA Games 31 chia sẻ.
Chúng tôi từng có mặt trực tiếp ghi nhận công tác đào tạo môn nhảy cầu của thể thao Hà Nội và cảm nhận cái khắc nghiệt như ông Toàn nói là không sai. Những VĐV nhảy cầu được tuyển chọn từ tấm bé khoảng 6, 7 tuổi vào tập làm quen từ những động tác cơ bản khởi động ban đầu cho tới việc làm quen cùng nước rồi khi lớn hơn một chút mới bắt đầu làm quen với cầu nhảy.
Thành tích HCB của đôi nam cầu mềm 3m Tùng Dương/Thế Anh cũng có sự khổ luyện rất nhiều của từng người. Ảnh: ĐỖ TRUNG

“Mọi người cứ nhìn thực tế các cháu nhỏ tập như vậy, bố mẹ gởi con đi tập không khỏi xót xa nhưng đã đưa con vào thể thao thì ai cũng mong con mình rồi sau trưởng thành”, trọng tài Nguyễn Ngọc Anh của Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam nói thêm. Thực tế, để vượt qua nỗi sợ độ cao là không dễ bởi cái khó của người đến với nhảy cầu không chỉ là động tác mà còn chiến thắng nỗi sợ khi phải đứng trên cầu nhảy hơn mặt nước 1m, 3m và cả 10m.

Để làm quen với kĩ thuật của nhảy cầu, đầu tiên là phải làm quen từ trên cạn. Do thế, chuyện được buộc người trên dây rồi thực hiện động tác lộn nhảy theo các thầy, cô là điều diễn ra rất bình thường ở các tuyển thủ nhảy cầu từ những ngày đầu tiên. Chưa kể, khi làm quen với nước, một buổi tập ít nhất phải kéo dài 4 giờ đồng hồ nên từng VĐV phải rèn cho mình một sự chịu đựng dẻo dai.

“Từ tấm huy chương của VĐV tại SEA Games 31 hay những kì trước, chúng tôi mới có thêm niềm tin gởi tới những bậc phụ huy đã cho em mình theo thể thao nhảy cầu. Môn này khó nên để thuyết phục gia đình các cháu khi đi tuyển quân năng khiếu là không dễ dàng”, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam – ông Đinh Việt Hùng bầy tỏ.

Phía sau những tấm huy chương nhảy cầu là sự khổ luyện ảnh 3 Nỗ lực thi đấu. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Ngay sau khi giành huy chương, điều đầu tiên Nguyền Phương Mai bày tỏ đó là “tôi xin giành thành tích này cho thầy, cô đã huấn luyện tôi thời gian qua”. Cảm xúc của Phương Mai rất dễ hiểu. Những người thầy, cô theo sát tuyển thủ từ tấm bé nên họ xem như người cha, người mẹ thứ 2 của VĐV.
Ngay sau khi trả phỏng vấn, Phương Mai bảo “tôi hồi hộp quá vì đứng trước quá nhiều ống kính, mình vẫn còn những nội dung phía trước nên thật muốn sự tĩnh tâm lúc này. Tôi thật vui vì có kết quả đầu tiên cho thể thao Việt Nam”.
Phía sau những tấm huy chương nhảy cầu là sự khổ luyện ảnh 4 Các VĐV nhảy cầu luôn nỗ lực tập luyện chuẩn bị cho SEA Games 31. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Cựu tuyển thủ Hoàng Lê Thanh Thúy (đội nhảy cầu TPHCM) khi còn thi đấu từng chia sẻ đó là mong một khi môn nhảy cầu sẽ đông đảo VĐV như môn bơi để đỡ tủi thân mỗi khi đấu giải. Bây giờ, nhảy cầu ở SEA Games 31 đã thu hút đông đảo khán giả nhưng ở phía sau thì ai cũng hiểu đó chỉ là khoảnh khắc tức thời.
Phía sau những tấm huy chương nhảy cầu là sự khổ luyện ảnh 5 Tuyển thủ đội tuyển bơi Việt Nam tranh thủ thời gian nghỉ ngơi đã ra cổ vũ các đồng đội thi đấu nhảy cầu trong ngày 8-5 tại Cung thể thao dưới nước Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội). Tuyển thủ Phạm Thị Vân chia sẻ "tôi cũng thấy hồi hộp mỗi khi đội mình ra cầu nhảy như chính mình đang vào thi đấu". Ảnh: MINH CHIẾN

Tin cùng chuyên mục