Patrik Schick: 12 tuổi đã “mâu thuẫn” với cha, cực mê tiền và… có HLV tâm lý từng làm lãnh đạo ở Microsoft

Patrick Schick, chứ không phải bất kỳ tên tuổi nào khác, mới là nhân vật được nhắc đến nhiều nhất ngay vào lúc này ở VCK Euro 2020. “Cú đúp” bàn thắng vào lưới tuyển Scotland, đặc biệt là “tuyệt phẩm từ khoảng cách 45 mét”, biến thủ thành David Marshall trở thành “gã hề”, khiến tiền đạo 25 tuổi quê ở Prague đang nổi danh trên toàn thế giới…

Patrik Schick
Patrik Schick

Bản hợp đồng thất bại của AS Roma

Sự nghiệp của Schick hẳn sẽ thành công trong tương lai, nhưng ban đầu, cũng có nhiều thất bại và thất vọng. Từ Sampdoria chuyển đến với AS Roma hồi năm 2017, cầu thủ sinh năm 1996 này (vốn được Juventus dạm mua với mức gia 30 triệu EUR ở vào thời điểm đó, nhưng không vượt qua được 2 kỳ kiểm tra sức khỏe, và “Bà đầm già thành Turin” đã phải “quay xe”) đã phá kỷ lục chuyển nhượng của đội bóng thành Rome, trở thành cầu thủ đắt giá nhất của AS Roma với tổng phí chuyển nhượng lên đến 42 triệu EUR.

Tuy vậy, những năm tháng ở Rome chỉ toàn u tối. Schick chỉ ra sân 46 lần và ghi được vỏn vẹn 5 bàn. Ở mùa giải cuối cùng, mùa giải 2019-2020, anh còn được mang đi mượn, chuyển sang RB Leipzig ở Bundesliga, chơi 22 trận và đã có được số bàn thắng gấp đôi. Tới mùa giải năm ngoái, anh đến với Bayer Leverkusen với mức phí 26,5 triệu EUR. Schick đã chơi 29 trận cho đội bóng chủ sân BayArena, ghi được 13 bàn (với 9 bàn chỉ tính riêng ở Bundesliga). Đó là màn trình diễn không tồi, nhưng cũng chưa thật sự là xuất sắc.

Schick thất bại trong màu áo của Roma

"Mâu thuẫn" với cha từ năm… 12 tuổi

Schick lớn lên ở vùng ngoại ô của thành phố Prague. Cậu bắt đầu chơi bóng khi mới 4 tuổi. Với gia đình Schick, sở thích chơi bóng của con trai họ khá bất ngờ, vì cả nhà cậu nhóc vốn không ai có năng khiếu về thể thao. Cha mẹ của Schick chuyên kinh doanh các loại bánh ngọt, bánh ga-tô và có cả một hệ thống các tiệm bánh kinh doanh khác tốt.

Ngay từ khi còn nhỏ, Schick đã chơi bóng nổi bật hơn các bạn đồng trang lứa, thường ghi rất nhiều bàn thắng ở trên sân. Tuy vậy, Schick không chịu nổi cảm giác thất bại. Chỉ vài lần bỏ lỡ các tình huống ghi bàn, cậu đã đứng khóc nức nở ngay ở trên sân, đến nỗi các HLV, các ông thầy trẻ phải thay cậu ra khỏi sân đấu.

Vì tính cách quá nhạy cảm, Schick luôn xấu hổ không muốn cha mẹ mình đến sân xem cậu thi đấu. Vì cha anh, rốt lại cũng là một người nhạy cảm, không thể kềm chế cảm xúc ở chỗ đông người. “Cha tôi luôn đặc biệt theo cách của mình”, Schick kể lại, “Ông ấy luôn sống thật sự trong các trận đấu. Nếu tôi phạm phải sai lầm, ông ấy liền xấu hổ lấy hai tay ôm mặt và liên tục lắc đầu. Phản ứng này khiến tôi bực mình”. Đúng là… “cha nào con nấy”.

Khi bước sang tuổi 12, Schick chơi cho Slavia Preague ở một giải bóng đá sân nhỏ. Patrik chơi bóng cũng… như không, và giống thường lệ, cha anh phản ứng thái quá, hét lên điều gì đó và lại “lắc lư cái đầu”. Schick không thể chịu đựng được nữa, cậu quay về hướng cha của mình và giơ ngón tay thối lên. Cha của Schick bật cười. Mẹ của Schick khi nghe về câu chuyện, liền nói: “Con phản ứng như vậy cũng chẳng sai”. Từ đó trở đi, Schick cha luôn tỏ ra kềm chế.

Shick nhớ lại về “hồi xưa non nớt” của mình và cả của cha mình: “Ở thời điểm đó, thứ gì xảy ra trong đầu của tôi thì tôi thể hiện ngay ra bên ngoài. Nhưng tôi đã thay đổi rất nhiều. Mỗi khi gặp tình huống tương tự, tôi có trấn tĩnh nhịp tim, và su đó bắt đầu suy nghĩ: “Ai đang chơi bóng ở đây? Tôi hay là ông ấy? Đương nhiên, đó là tôi. Vậy thì tập trung thôi, quan tâm người khác làm gì?”.

Patrik Schick: 12 tuổi đã “mâu thuẫn” với cha, cực mê tiền và… có HLV tâm lý từng làm lãnh đạo ở Microsoft ảnh 2 Schick và con trai

Không ngại giấu diếm bệnh mê tiền

Ký được những bản hợp đồng trị giá hàng chục triệu EUR với các đại biểu của Serie A và của cả Bundesliga, Schick không hề thiếu tiền. Nhưng anh cũng mắc bệnh mê tiền và không ngại ngần che giấu điều đó. Khi bước sang tuổi 16, Schick tưởng như đã trưởng thành nhiều, nhưng thật sự là vẫn còn rất nhỏ, ký hợp đồng đầu tiên với Sparta Prague, mức lương 10 ngàn Koruna (gần 11 triệu tiền đồng Việt Nam).

Suốt một quãng thời gian dài sau đó, Schick như sống trên mây. “Tôi cầm tiền và tự nói với bản thân mình: “Tôi giàu rồi”, Schick kể. Hai năm sau, tiền còn về nhiều hơn. Lương của Schick tăng lên gấp 3 lần. “Lúc đó tôi lại nghĩ: “Giờ mình có thể mua một cái iPhone mới mỗi tháng”, với Schick, quả là một quả bom nổ tung!

Nhưng đến năm 2015, Schick bị đưa sang cho Bohemians 1905 mượn. Bất chấp việc được đến với đội bóng có cùng năm thành lập với Chelsea và là cái nôi trưởng thành của huyền thoại sút phạt đền “và giữa khung thành” - ông Antonin Panenka, Schick vẫn cảm thấy rất bực bội: “Tôi rất giận dữ và nghĩ rằng: “Chuyện gì xảy ra tiếp theo? Tôi sẽ chơi ở một đội bóng Hạng 2 trong 1 năm trời ư?”.

Shick không thích đến với một môi trường mới lạ khi chưa sẵn sàng va chạm. Mức lương khủng của một cầu thủ mới 19 tuổi cũng khiến các đồng đội mới ở Bohemians cau mày. “Họ nghĩ rằng: “Ồ, một thằng nhóc giàu có đến từ Prague”. Tự bản thân câu chuyện đã là như vậy. Cuối cùng, tôi phải giải thích cho tất cả mọi người hiểu: “Mấy cậu à, tớ lĩnh lương 30 ngàn ở Sparta để không ăn ngấu nghiến tiền bạc của cha mẹ”.

Đến giờ này, Schick vẫn không giấu điệu bộ mê tiền “đáng khinh” (nhưng ai mà chẳng như vậy?) của mình. “Tiền là động lực của tôi”, Schick chia sẻ không ngại ngần hồi năm 2017, khi nhiều đội bóng hàng đầu của Serie A đang tăm tia anh, “Tôi hy vọng vài năm nữa sẽ tìm cho mình một đội bóng hàng đầu, nơi họ sẽ trả cho tôi nhiều tiên hơn nữa. Như vậy mớ là lô gích. Động lực này luôn giúp tôi chơi hay hơn”.

Patrik Schick: 12 tuổi đã “mâu thuẫn” với cha, cực mê tiền và… có HLV tâm lý từng làm lãnh đạo ở Microsoft ảnh 3 Schick và cuộc sống giàu có

Làm viện với HLV tâm lý từng là lãnh đạo Microsotf

Khi thi đấu không thành công ở As Roma, có thời điểm tinh thần của Schick rất sa sút. Anh phải tìm đến HLV tâm lý nổi tiếng ở CH Czech, ông Jan Muhlfeit để nhờ điều trị. Ngoài là một HLV tâm lý, giúp người khác cở mở tư duy, suy nghĩ thông thoáng, ông Muhlfeit còn là một chiếc lược gia đẳng cấp toàn cầu và có 22 năm làm việc trong Microsoft với các vị trí lãnh đạo, giám đốc. Hai ngưới bắt đầu làm việc với nhau từ tháng Giêng 2019.

Vi HLV tâm lý từng giữ các chức vụ như Giám đốc tiếp thị, Giám đốc điều hành của Microsoft - Chi nhánh đặt tại CH Czech, Phó Chủ tịch Thị trường châu Âu, châu Phi và Trung Đông, Chủ tịch Khu vực châu Âu… nhưng đã nghỉ việc từ năm 2014 để tập trung giúp người khác rèn luyện tâm tính, có nói: “Tôi giúp mọi người, huấn luyện, tổ chức cho bản thân họ, cho các tổ chức, thậm chí các quốc gia đạt được tiềm năng tốt nhất”.

Với các VĐV thể thao, ông Muhlfeit cũng làm việc riêng với nhiều người: “Đối với họ, tôi có lời khuyên là: “Hãy làm chính mình và làm việc có nhận thức”. Bạn luôn là độc nhất vô nhị. Hãy nhìn vào những người giành chiến thắng ở đấu trường Olympic. Họ không phải là bản sao của bất kỳ ai. Các VĐV giỏi nhất trân trọng sự độc đáo của họ”.

Patrik Schick: 12 tuổi đã “mâu thuẫn” với cha, cực mê tiền và… có HLV tâm lý từng làm lãnh đạo ở Microsoft ảnh 4 Ông Muhlfeit trong một buổi trị liệu trực tuyến với Schick
Theo thống kê được Muhlfeit trích dẫn, chỉ có 13% người lựa chọn công việc vì đam mê, còn lại đều thích kiếm tiền. Vì thế, bức tranh lý tưởng của một thế giới vốn chỉ nằm ở con số 13% đó. “Nếu một người thành công trong việc nhận ra tài năng và cả thế mạnh của mình, anh ta không chỉ làm việc có năng suất hơn mà cũng hạnh phúc hơn nữa”. Riêng với Schick, anh vừa có tiền, vừa có cả hạnh phúc trong công việc, sau khi lập tuyệt phẩm để đời từ khoảng cách 45,44 mét...

Tin cùng chuyên mục