Dịch Covid-19 đã buộc các nhà tổ chức lùi Olympic một năm và dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 23-7-2021, nhưng Chủ tịch Mori cho biết không thể hoãn thêm nữa. Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkan Sports của Nhật Bản, khi được hỏi liệu Thế vận hội có thể bị trì hoãn cho đến năm 2022 hay không nếu đại dịch vẫn là mối đe dọa vào năm tới, ông Mori trả lời: “Không. Trong trường hợp đó, Olympic bị hủy”.
Chủ tịch Mori cho biết Thế vận hội mà Nhật Bản đã chi 13 tỷ USD để chuẩn bị, chỉ bị hủy một lần trong thời chiến và so sánh cuộc chiến chống lại Covid-19 như “chiến đấu với kẻ thù vô hình”. “Nếu virus được ngăn chặn thành công, chúng tôi sẽ tổ chức Thế vận hội trong hòa bình vào mùa hè tới. Nhân loại đang đặt cược vào nó”, ông kỳ vọng.
Dưới áp lực nặng nề từ các vận động viên và hiệp hội thể thao, các nhà tổ chức Nhật Bản và Ủy ban Olympic quốc tế đã đồng ý vào tháng 3 về việc hoãn Thế vận hội sang năm 2021.
Các nhà tổ chức và các quan chức Nhật Bản đã nói rằng Thế vận hội bị trì hoãn sẽ là cơ hội để cho thấy chiến thắng của thế giới đối với Covid-19, nhưng các câu hỏi đã được đặt ra về việc liệu một năm hoãn lại có đủ hay không.
Hôm thứ Ba (28-4), người đứng đầu Hiệp hội Y tế Nhật Bản (JMA) cảnh báo sẽ rất “khó khăn” để tổ chức Thế vận hội vào năm tới nếu không tìm thấy vắc-xin. “Tôi không nói rằng Nhật Bản nên hay không nên tổ chức Thế vận hội, nhưng điều đó sẽ khó thực hiện”, chủ tịch JMA Yoshitake Yokokura nói trong một cuộc họp báo.
Ông Yokokura cũng kêu gọi Nhật Bản tăng cường xét nghiệm Covid-19, theo ông là không đủ rộng để đánh giá liệu tỷ lệ lây nhiễm ở nước này có giảm hay không. Chủ tịch JMA cũng đổ lỗi cho việc thiếu áo choàng và quần áo bảo hộ khác cho sự lây lan của virus trong bệnh viện.
Khi dịch bệnh lan rộng khắp thế giới, lây nhiễm gần 3 triệu người và giết chết hơn 200.000 người, các chuyên gia đã cảnh báo rằng cuộc chiến chống lại virus có thể kéo dài. Các phòng thí nghiệm ở một số quốc gia đang nghiên cứu vắc-xin để bảo vệ mọi người chống lại Covid-19 và các loại thuốc để điều trị các triệu chứng của nó.
Tuy nhiên, cần phải tiến hành các thử nghiệm lâm sàng toàn diện để kiểm tra tính hiệu quả và an toàn của chúng, có nghĩa là phải mất vài tháng trước khi chúng được phổ biến rộng rãi.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
VĐV điền kinh Việt Nam đang thiếu các giải đấu
-
Khiêu vũ thể thao tìm thêm tài năng trẻ cho đội tuyển quốc gia
-
Nguyễn Thị Thanh Nhi dạn dày hơn với nghiệp bắn cung
-
Đội nam TPHCM 1, nữ Cần Thơ vô địch bóng rổ 3x3 U16 toàn quốc
-
Thể thao TPHCM chạy đua với thời gian
-
VĐV đấu kiếm xuất sắc nhất thi đấu giải vô địch U23 toàn quốc
-
Việt Nam là chủ nhà giải taekwondo trẻ và thiếu niên châu Á 2022
-
Hơn 1.000 VĐV dự tranh giải thể dục aerobic
-
Cờ vua nữ Việt Nam cần đổi mới?
-
Đại hội TDTT thủ đô Hà Nội tổ chức thi đấu 25 môn