Những đóng góp đáng trân trọng
Kỳ SEA Games gần nhất diễn ra hồi năm 2017, các nữ VĐV đã giành được 35/58 tấm HCV giúp Đoàn Việt Nam duy trì trong tốp đầu những nền thể thao phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Đấy không hề là chuyện lạ, bởi lẽ số lượng HCV đi cùng những kỷ lục của thể thao Việt Nam ở hầu hết các đấu trường từ SEA Games, đến Asiad hay Olympic, giải thế giới mà “phái yếu” mang về từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc, và dĩ nhiên rất đáng trân trọng.
Vì vậy, cho đến bây giờ, ngay cả khi thể thao Việt Nam đã tìm được chỗ đứng xứng đáng tại Asiad, gây tiếng vang thực sự ở đỉnh cao Olympic thì hình ảnh “nữ chiến binh” taekwondo Trần Hiếu Ngân giành tấm HCB tại Olympic Sydney 2000 vẫn chưa hề phai nhạt trong tâm thức của người làm thể thao nước nhà.
Chính Hiếu Ngân đã mở lối cho khát vọng vươn mình của nhiều thế hệ nữ VĐV về sau, là Vũ Bích Hường, Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Nguyễn Thị Thu Cúc, Bùi Thị Nhung (điền kinh), Phan Thị Hà Thanh (thể dục), Nguyễn Trọng Bảo Ngọc, Vũ Kim Anh, Nguyễn Hoàng Ngân (karatedo), Nguyễn Thị Thiết (cử tạ), Hoàng Ngọc (bắn súng)… để giờ đây, thể thao Việt Nam còn làm được những điều lớn lao khác, là cú vươn mình mạnh mẽ của kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên khiến làng bơi lội châu Á và thế giới phải kinh ngạc, là cú nhảy giành tấm HCV điền kinh đầu tiên tại Asiad của Bùi Thị Thu Thảo, là chuyến xuất ngoại lịch sử của cua-rơ Nguyễn Thị Thật đến châu Âu, là màn trình diễn ấn tượng của phụ công Nguyễn Thị Ngọc Hoa trong màu áo CLB Bangkok Glass để giành ngôi vô địch CLB nữ bóng chuyền châu Á…

Có những niềm riêng làm sao nói hết…
Ông Nguyễn Trọng Hổ - Vụ trưởng Vụ TTTTC2 - khẳng định đóng góp của các nữ VĐV cho sự hưng thịnh của thể thao Việt Nam luôn là điều đáng trân trọng và vĩ đại. Họ không chỉ tận tuỵ trên sân tập, hết mình trên sàn đấu, sẵn sàng dấn mình vào những thử thách để gầy dựng danh tiếng và uy thế cho thể thao Việt Nam.

Ai mà cầm lòng nổi trước những trường hợp chấn thương đến mức tàn phế cả đời như của đô vật Lê Thị Huệ, trước đôi bàn tay già nua cùng chấn thương đủ loại của ngôi sao thể dục Phan Thị Hà Thanh, trước cuộc sống bi đát của tượng đài điền kinh Vũ Bích Hương, trước con số đáng giật mình khi quá nửa số các cầu thủ nữ không thể tìm được tổ ấm cho mình, chỉ vì trót trao thân gửi phận cho nghiệp bóng đá.

Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Nguyễn Trần Duy Nhất vô địch nhưng muay TPHCM chỉ xếp hạng 3 toàn quốc
-
3 lần rơi tạ nội dung cử đẩy, Thạch Kim Tuấn thất bại tại giải châu Á
-
Judo người khiếm thị cần được quan tâm đúng mức
-
Lực sĩ Vương Thị Huyền không giành được huy chương châu Á
-
Hơn 300 võ sĩ góp mặt tại giải karate vô địch miền Bắc
-
Chưa cân nhắc hủy Olympic Tokyo 2020: Sẽ xét nghiệm VĐV hàng ngày, không cho khán giả vào sân
-
Thể thao Việt Nam tiếp tục tiêm vaccine cho VĐV
-
Giới chạy phong trào tố VĐV thi đấu thiếu trung thực ở giải marathon TPHCM 2021
-
Hai đội nam, nữ TPHCM cùng xếp hạng nhì giải bóng rổ 3x3 quốc gia
-
Kiểm tra doping: Điều cần thiết cho các giải thể thao quốc gia