Như đã thành lệ, trước khi bước vào mùa giải mới, báo chí lại lên tiếng về chuyện tiêu cực trong bóng đá, còn nhà tài trợ thì lo lắng cho chất lượng của giải sẽ sút giảm làm ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu.
Có bao nhiêu loại tiêu cực trong bóng đá?
Tiêu cực trong bóng đá được thể hiện ở nhiều dạng. Đó là kiểu dàn xếp trước tỉ số giữa lãnh đạo của các đội, nhường điểm,
![]() |
Gạch Đồng Tâm Long An - đội bóng được xem là thi đấu trung thực nhất V-League 2004. |
chia điểm nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là tiết kiệm sức cho những trận đấu quyết định. Ở các mùa giải trước, có đội bóng chỉ thi đấu thật sự có 10/ 22 trận, còn một nửa trong số đó là những cuộc dàn xếp theo kiểu “anh thắng tôi lượt đi, tôi thắng anh lượt về”.
Song, kiểu chơi này ngày càng bị guồng máy bóng đá chuyên nghiệp đào thải. Các đội bóng đầu tư lớn, mướn thầy ngoại và cầu thủ nước ngoài về thì họ không thể chơi thứ bóng đá “bịp” ấy được. Nếu như các giải trước, số đội bóng chơi trung thực đếm chưa hết các ngón tay trên một bàn tay thì đến nay con số đó đã leo lên gần một chục.
Tiêu cực trong bóng đá còn là những trận độ “long trời, lở đất” trên khán đài, hoặc ở các căn phòng sang trọng, nơi mà các”đại gia” có máu mê đỏ đen mượn đôi chân cầu thủ làm phương tiện kiếm tiền. Khi ấy, đồng tiền cá cược sẽ luồn sâu vào từng đội bóng, lăn vào đôi tay của từng cầu thủ và biến họ thành những công cụ đắc lực, làm thay đổi kết quả các trận đấu.
Tuy nhiên, ở hai dạng tiêu cực trên vẫn có thể hạn chế, loại trừ một khi bóng đá thật sự chuyển sang chuyên nghiệp, nhưng dạng tiêu cực từ trọng tài thì khó khôn lường.
Khi trọng tài tiêu cực, đội bóng chỉ có thua
Nhiều lãnh đạo đội bóng đã công khai bày tỏ quan điểm của mình với Ban tổ chức giải về vấn đề tiêu cực. Ông Phạm Phú Hòa, Trưởng đoàn bóng đá Gạch Đồng Tâm Long An cho rằng đội của ông không ngại các đối thủ, chỉ ngại trọng tài.
Một số huấn luyện viên đề nghị giấu tên cho biết không tin tưởng nhiều trọng tài cầm cân nẩy mực ở giải lần này. Họ nói nếu các vị trọng tài mắc những sai lầm thông thường của một con người thì không ai chấp, nhưng nhiều vị lại mắc sai lầm có chủ đích.
Các đội bóng rất ngại nói tên các trọng tài này, vì sợ bị “trù dập”, số khác không muốn “gây thù chuốc oán” thêm và thậm chí có đội đã lên kế hoạch P.R (Public Relation, tức “quan hệ đối ngoại”) riêng đối với các trọng tài. Họ nghĩ thà tốn thêm chút ít, mà được việc, còn hơn “không biết điều” thì dễ thiệt thân.
Tại cuộc họp báo sáng 26-1, Ban tổ chức giải đã bày tỏ quan điểm chống tiêu cực đến cùng và đề nghị mọi người cùng hợp sức lôi những tiêu cực ra ánh sáng. Tuy nhiên, người ta vẫn hoài nghi đến khả năng chống tiêu cực của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và các ban tổ chức giải...
MINH HÙNG
Các tin, bài viết khác
-
Pochettino quyết giúp Kylian Mbappe tìm lại cảm giác ghi bàn
-
'Cháy vé' xem trận đầu tiên của HLV Kiatisak ở phố núi Pleiku
-
Suarez ghi cú đúp giúp Atletico xây chắc ngôi đầu
-
HLV Klopp: “Không thể bàn về danh hiệu khi mọi thứ đang sai”
-
Ngô Đình Nại quyết đấu với “thiên tài” Caudron ở giải Billiards PBA Tour
-
Bayern quyết thắng Club World Cup để thâu tóm đủ 6 chiếc cúp trong mùa giải kỳ diệu
-
Burnley gây chấn động khi giật sập “pháo đài” Anfield
-
Vòng 2 LS V-League 2021, Topenland Bình Định - CLB Sài Gòn: Chủ nhà tính phương án mở cửa tự do
-
Bóng chuyền nữ Vĩnh Long giải tán đội lớn, quyết làm lại từ đầu
-
Jurgen Klopp: Phong độ Liverpool chỉ sa sút… chút xíu! Van Dijk đang hồi phục nhanh chóng