HLV Vincent bày tỏ: “Sau thời gian tập vovinam, tôi nhận thấy môn võ này đã xây dựng được tình đồng môn thân thiết. Chúng tôi không chỉ là bạn bè trong lớp tập mà còn cùng nhau vui chơi, giúp đỡ nhau trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số Liên đoàn Vovinam hoạt động tách biệt. Tôi hy vọng lãnh đạo các Liên đoàn ngồi lại với nhau để môn sinh chúng tôi có cơ hội sinh hoạt chung. Tuy chỉ đánh cặp cho Trần Đình Du thi lên đai nhưng đến Việt Nam luôn là niềm vui khi tôi được trở về với cội nguồn của môn phái”. Là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, Vincent cho biết thêm: “Cấu trúc cơ thể người già, trẻ, cao, thấp... khác nhau và từng môn thể thao (bóng đá, bóng chuyền, judo, taekwondo…) cũng thường gặp những chấn thương khác nhau. Trong lúc hành nghề, tôi sẽ được tiếp xúc với nhiều VĐV bị chấn thương, từ đó có thể đưa ra những lời khuyên các môn sinh vovinam nên khởi động, làm dẻo… những nhóm cơ nào trước khi tập luyện những kỹ thuật cụ thể nhằm hạn chế chấn thương”.
Trong 3 môn sinh đến từ Frankfurt chỉ có Trần Đình Du thi Chuẩn hồng đai đợt này. Anh chào đời năm 1988, trợ giảng đồng thời là nghiên cứu sinh tại Đại học Geothe (Frankfurt). Vốn con nhà nòi (cha là võ sư Trần Đại Chiêu), Đình Du tập vovinam từ lúc mới 6 tuổi. Hơn 20 năm qua, Đình Du và em là Trần Đình Ân đã cùng cha tham dự nhiều lớp tập huấn, thi đấu, hội thảo ở Việt Nam, châu Âu, châu Phi. Tốt nghiệp Lớp đào tạo HLV thể thao và hiện là thành viên Ban Trọng tài Liên đoàn Vovinam châu Âu, Đình Du chia sẻ: “Nếu thi thăng đai tại châu Âu, đẳng cấp của tôi chỉ có vài người tham gia nên không thể so sánh năng lực mình đến đâu; vì vậy, tôi xin thi tại Việt Nam, bởi đây là quê hương của cha mẹ tôi, đất tổ của môn phái và là nhà của chúng tôi. Thi tại Việt Nam với số lượng thí sinh đông đảo sẽ tăng thêm sự hào hứng, cạnh tranh. Mặt khác, tôi có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với những thí sinh cùng khóa, từ đó tôi sẽ thấy được mặt mạnh, mặt yếu của mình mà phấn đấu nhiều hơn”.
Jonas (sinh năm 1996) đang học năm thứ hai khoa Toán Đại học Goethe. Anh mới theo anh trai Vincent học vovinam vài năm gần đây, đang mang Lam đai III và lần đầu tiên “hành hương về đất tổ của môn phái”. Đối với anh, thời tiết, thức ăn, đi lại… giữa Đức và Việt Nam có nhiều khác biệt. “Anh em vovinam rất thân thiện. Trong 2 tuần ở TPHCM, tôi nghĩ rằng mình có thể khám phá nhiều điều thú vị để trao đổi cùng bạn bè khi trở về Đức”, Jonas chia sẻ.
Khép lại buổi trò chuyện thân mật cùng Sài Gòn Giải Phóng Thể Thao, võ sư Trần Đại Chiêu (sinh năm 1952, du học ở CHLB Đức từ năm 1970) từng huấn luyện vovinam ở Đức gần nửa thế kỷ bộc bạch: “Tôi rất vui khi hiện nay vovinam Đức đã có được lực lượng kế thừa với nhiều HLV người bản xứ. Tôi thường nhắc nhở con tôi và các học trò nhớ về cội nguồn. Tôi cũng mong muốn Liên đoàn Vovinam thế giới chuyển ngữ các tài liệu vovinam sang tiếng Anh để có thể quảng bá rộng rãi đến nhiều người nước ngoài”.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Ngô Đình Nại tiếp tục thăng hoa ở giải Billiards PBA Tour tại Hàn Quốc
-
UFC 257: Trận tái chiến Conor McGregor vs Dustin Poirier khiến cả làng MMA sôi sục
-
Ba cơ thủ Việt Nam đại thắng ngày ra quân giải Billiards PBA Tour tại Hàn Quốc
-
UFC 257: Khabib sẽ quay trở lại, nhưng để xem trận McGregor vs Poirier, chuyện khác tính sau!
-
Trào lưu chạy bộ trong cộng đồng
-
Poirier vs. McGregor II: “Viên kim cương” muốn cả anh, cả “Gã điên Ailen” đều phải đổ máu
-
Arslanbek Makhmudov: Sự trỗi dậy của một sư tử từ Nga khác trong làng quyền hạng nặng
-
Mỹ nhân Sofia Kenin: Sẵn sàng thọ giáo Novak Djokovic cách bảo vệ danh hiệu Australian Open
-
Canelo Alvarez: Thượng đài 3, 4 lần trong năm 2021, quyết “nhất thống giang hồ” hạng siêu trung
-
“Tia chớp” Ryan Garcia: Đấm gục Campbell bằng “tuyệt chiêu” body-shot của Canelo, thắng trận KO đầu tiên năm 2021