Đặt câu hỏi trên vào lúc này là bởi Lê Công Vinh sẽ ở Nhật đến 3 tháng. Nếu so với 3 ngày mà đoàn “khảo sát J-League” do VFF tổ chức cách đây 2 năm thì bóng đá Việt Nam đang có một “người đại diện” và cũng có thể là “gián điệp” nếu thực sự chúng ta muốn biết rõ J-League đang được vận hành như thế nào và bóng đá Việt Nam nên học gì. Cũng cần phải nói, giải đấu mà Lê Công Vinh tham gia (J-League 2) tương đối phù hợp với đẳng cấp V-League hiện thời.
Tuy nhiên, ngay trước khi Công Vinh sang Nhật, cũng đã khối chuyện để học. Ví dụ như việc chủ sở hữu của đội bóng Consadole Sapporo mà Công Vinh khoác áo là hãng điện tử lừng danh Toshiba cho dù cái tên của CLB lại liên hệ đến một hãng bia vừa mới xuất hiện ở Việt Nam.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hàng chục đội bóng tại J-League 1 và 2 đều có chủ sở hữu là những tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới của Nhật Bản. Nói đúng hơn, gần như tất cả các tập đoàn lớn của Nhật đều sở hữu các CLB bóng đá. Thế nhưng, chẳng ai thấy tên của các tập đoàn ấy xuất hiện ở tên CLB mà đa số đều là tên của địa phương mà CLB ấy đóng quân. Chỉ riêng điều này thôi đã khiến J-League vượt xa V-League. Chúng ta chưa thuyết phục được sự tham gia của các đơn vị kinh tế lớn vào bóng đá theo cách kinh doanh thực thụ mà hiện chỉ mới xuất phát từ nhu cầu phát triển thương thiệu của chính các doanh nghiệp. Vì điều này mà có vài doanh nghiệp không thực sự vững mạnh tài chính vẫn nhảy vào bóng đá để đánh bóng tên tuổi. Xong việc thì rút lui, để lại CLB cùng một khoảng trống cho xã hội.
Tình trạng này phổ biến vì những nhà quản lý bóng đá Việt Nam không hề có các ràng buộc hoặc tiêu chuẩn pháp lý, tài chính để gạn lọc các doanh nghiệp không đủ tầm. Ngược lại, chúng ta cũng chưa có một cơ chế ưu đãi thông thoáng và môi trường bóng đá lành mạnh để thuyết phục các tập đoàn lớn của quốc doanh lẫn tư nhân đầu tư dài hạn mà không nhất thiết phải gắn tên với CLB dù trên thực tế, ngân sách dành cho một CLB chỉ là phần rất nhỏ so với doanh thu của các tập đoàn ấy.
Bóng đá Nhật Bản là tấm gương của cả nền bóng đá châu Á. Học từ họ cũng đủ để bóng đá Việt Nam mất vài thập kỷ để theo đuổi. Ấy vậy mà để thành lập công ty VPF, chúng ta chỉ mất có 3 ngày tham quan J-League và sau đó, không biết cách gì để sử dụng một chuyên gia như ông Tanabe sang Việt Nam 3 tháng trời. Bây giờ, có Lê Công Vinh sang tận Nhật Bản, không biết những người quản lý có biết cách dùng “điệp viên” này hay không?
ĐĂNG LINH
Các tin, bài viết khác
-
UEFA cập nhật tương lai của Euro 2020
-
Thua sốc Sheffield, HLV Solskjaer chỉ trích trọng tài và hàng thủ
-
Soi các đối thủ của Viettel tại AFC Champions League 2021
-
Thomas Tuchel: “Chelsea sẽ thách thức danh hiệu trong tương lai”
-
Tay đua Thibaut Pinot né Tour de France để tránh 'vận đen'
-
Quỷ đỏ thua sốc đội cuối bảng ở Old Trafford
-
Thua 2 trận, Hà Nội FC không thể không vội
-
Ngoại binh V-League 2021: Cũ người mới ta
-
Các hảo thủ quần vợt Việt Nam thể hiện sức mạnh ở giải VTF Masters 500 – Hải Đăng Cúp 2021
-
Oscar muốn trở lại Chelsea để viết tiếp ‘câu chuyện đẹp’ ở Stamford Bridge