Trong khi U.19 Việt Nam bị loại ngay từ vòng đấu bảng thì 2 đại diện Đông Nam Á là Myanmar và Thái Lan đã đứng đầu bảng B để vào tứ kết. Nổi bật có U.19 Thái Lan, đối thủ từng để thua Việt Nam đến 2 lần trong năm nay đã có 2 cuộc lội ngược dòng ngoạn mục trước Iran và Yemen để giành chiến thắng, đứng đầu bảng. Vấn đề là họ làm điều đó với nhiều pha bóng tiểu xảo, thái độ thi đấu quyết liệt, sẵn sàng gây áp lực cho trọng tài. Đây là những yếu tố mà đội U.19 Việt Nam không “được phép” thực hiện.
Vì lẽ đó, cũng cần giảm bớt áp lực cho các cầu thủ U.19, đừng kỳ vọng quá nhiều khi họ vẫn chưa có đủ kỹ năng thi đấu thực tế. Phải mất 1 - 2 năm trong môi trường V-League thì mới có đủ kinh nghiệm.
Ngoài ra, cũng cần nhớ rằng, ở các nền bóng đá phát triển thì lứa tuổi U.19 không nhận được sự quan tâm lớn như tại Việt Nam hiện nay, do quan điểm đây vẫn chỉ mới là “bóng đá trẻ”, vẫn cần thời gian để trưởng thành. Ngay như Nhật Bản, dù đội nhà đã xuất sắc vào tứ kết với ngôi nhất bảng C, nhưng trang web của LĐBĐ Nhật Bản cũng chẳng có thông tin nào. Hay như việc U.19 Hàn Quốc bị loại ngay vòng bảng dù đang là ĐKVĐ cũng không nhiều tờ báo ở Hàn Quốc đưa tin. Đây cũng là điều bình thường và vì thế, cũng đừng đặt quá nhiều sức ép lên U.19 Việt Nam.
ĐĂNG LINH
Các tin, bài viết khác
-
Các kình ngư nổi tiếng hết lòng với sự nghiệp phổ cập bơi lội cho trẻ em
-
Dòng chảy tham vọng
-
Niềm hạnh phúc của người thầy và giọt mồ hôi cô học trò
-
Giọt nước mắt nỗ lực!
-
Bài kiểm tra… bất đắc dĩ
-
Nỗi niềm bóng ném bãi biển
-
Đường dài cho các tài năng
-
Giải vô địch U23 Đông Nam Á: Hành trình kỳ lạ của U23 Việt Nam
-
Khát vọng dấn thân của U23 Việt Nam
-
Vườn ươm tài năng cho bóng đá nữ TPHCM