Phó Chủ tịch HĐQT VPF Phạm Ngọc Viễn:
Ông Phạm Ngọc Viễn- Phó Chủ tịch HĐQT VPF- vừa trực tiếp đàm phán với PVI để xây dựng gói bảo hiểm cho 720 cầu thủ và khoảng 180 giám sát, trọng tài dự V-League 2016 đã quả quyết như vậy. Ông Viễn nói: “Việc mua bảo hiểm cho cầu thủ được phác thảo kỹ trong quy chế bóng đá chuyên nghiệp, có lộ trình đầy đủ. Nhưng lâu nay, các đội bóng thường “lách”, chỉ chịu mua gói bảo hiểm y tế cho cầu thủ…”.
* Có nghĩa là sự cố Quế Ngọc Hải- Anh Khoa không phải là giọt nước tràn ly, dẫn đến quyết định mua bảo hiểm cho gần 900 người trong mùa bóng 2016 của VPF, thưa ông?
- Sự cố của Quế Ngọc Hải – Anh Khoa chỉ là một lý do để chúng tôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện mà thôi. Nói thẳng thắn, chúng tôi làm không theo kiểu xoa dịu, “mất bò mới lo làm chuồng”. Trong đề án bóng đá chuyên nghiệp mà tôi chấp bút, việc mua bảo hiểm cho cầu thủ, lực lượng làm nhiệm vụ… đều được quy định. Tuy nhiên, trong những mùa bóng trước, đội bóng thường “lách” quy định này, chỉ chịu mua gói bảo hiểm y tế cho cầu thủ. Giá trị gói bảo hiểm này nhỏ, nên khi xảy ra chuyện như Quế Ngọc Hải và Anh Khoa, mọi thứ mới rối tung.

Phó Chủ tịch HĐQT VPF Phạm Ngọc Viễn. Ảnh: Q.Thắng
* CLB lách luật, mua gói bảo hiểm rẻ và đơn giản nhất, chẳng qua cũng là để tiết kiệm chi phí. Vậy khi VPF đứng ra… mua hộ CLB, VPF sẽ xoay nguồn kinh phí này ở đâu?
- Nếu chúng tôi “ốp” CLB, có thể lại xảy ra tình trạng cũ. Trong khi đó, mỗi năm VPF đều có khoản tiền hỗ trợ cho các CLB, tùy thành tích và đóng góp tại giải đấu. Kinh phí mà VPF xoay ra để mua bảo hiểm cho cầu thủ, lực lượng giám sát, trọng tài là từ chỗ này. Tất nhiên, khi bàn bạc đến việc thực hiện gói bảo hiểm này, VPF hướng đến việc hợp tác với các công ty bảo hiểm để họ hỗ trợ cho V-League. Có thể những công ty bảo hiểm vừa là đối tác cung cấp sản phẩm, vừa là nhà tài trợ cho chính V-League. Mọi thứ còn đang đàm phán, nhưng tôi thấy hướng hợp tác theo phương án là các đơn vị bảo hiểm trở thành đối tác cùng VPF đang rất khả thi.
* VPF gánh phần nặng cho CLB, điều đó có làm cho các CLB trở nên thụ động hơn hay không, thưa ông?
- Trong điều kiện hiện tại, đây là sự chia sẻ của VPF với các CLB. Mục tiêu của VPF là phi lợi nhuận, vì khai thác hiệu quả ra sao lại tái đầu tư cho bóng đá. Với tình cảnh khó khăn lúc này, cái gì VPF làm được thì chúng tôi sẵn lòng làm. Còn khi sức khỏe các CLB tốt, chủ động hơn, lúc ấy các đội bóng sẽ tự chủ động. Khi làm việc với các công ty bảo hiểm, họ đưa ra gói bảo hiểm rất linh động. Rẻ nhất từ 2 triệu đồng/ người, và cao nhất lên tới 200 triệu động. Tôi lấy thí dụ, trung bình 1 người mua bảo hiểm thì VPF phải chi 10 tỷ đồng. Ở điều kiện hiện tại, chúng tôi có thể xoay xở nên hỗ trợ tối đa cho CLB. Tất nhiên, tất cả những điều trên mới là phác thảo, còn chờ thời gian hoàn tất. Bởi ngay chính các công ty bảo hiểm, gói bảo hiểm cho cầu thủ, trọng tài và giám sát vẫn còn quá mới mẻ, vì vậy cần thêm thời gian cho chính các công ty bảo hiểm xây dựng rồi mới chốt lại với VPF.
Gia Minh (thực hiện)
|
Các tin, bài viết khác
-
Những cái nhất của vòng 2 V-League
-
Quả bóng Vàng Việt Nam chia sẻ hơi ấm ngày Tết đến các cựu tuyển thủ
-
Lee Nguyễn khởi đầu thành công cùng CLB TPHCM
-
Đà Nẵng thắng trận thứ 2 tại LS V-League 2021
-
Ngoại binh solo qua 6 cầu thủ để ghi bàn, TPHCM thắng trận đầu V-League
-
‘Tôi không bất ngờ vì đã có sự chuẩn bị tốt’
-
LS V-League 2021: Becamex Bình Dương đưa Hà Nội xuống vị trí 'đội sổ'
-
Tấn Tài lập công, Topenland Bình Định giành 3 điểm trước Sài Gòn FC
-
LS V-League 2021: Hải Phòng thắng trận thứ hai liên tiếp
-
Văn Quyết đoạt giải VĐV xuất sắc năm 2020